Đổi mới phƣơng pháp đánh giá công chức hành chính nhà nƣớc phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 109)

nƣớc phù hợp với thực tiễn

Theo Luật Cán bộ, công chức, đánh giá cán bộ để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào

tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Công chức hành chính được đánh giá theo các nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá công chức hành chính được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức hành chính được phân loại đánh giá: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả phân loại đánh giá công chức được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến công chức được đánh giá. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.

Thực hiện những quy định đó, những năm qua, công tác đánh giá công chức hành chính ở tỉnh Thanh Hoá đã từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, phương pháp và nội dung đánh giá còn những hạn chế (như đã phân tích ở phần thực trạng). Vì vậy, cần bám sát vào quan điểm của Đảng, quy định của pháp luật và thực tiễn của từng địa phương, đơn vị để đổi mới công tác đánh giá công chức hành chính của tỉnh Thanh Hoá. Các giải pháp đề nghị là:

- Các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở, trước hết phải nắm vững và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về đánh giá công chức hành chính, trong đó đặc biệt phải nắm vững Quy chế đánh giá cán bộ, công chức của Bộ Chính trị (khoá X) ban hành ngày 08/02/2010 và Luật Cán bộ, công chức.

- Xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá công chức hành chính gắn với hiệu quả, kết quả, trách nhiệm thực hiện công vụ của công chức hành chính nhà nước, nhất là việc phục vụ nhân dân và xã hội. Trên cơ sở nội dung chung đã được nêu trong Luật Cán bộ, công chức, căn cứ vào tình hình thực tế, nội dung đánh giá nên bao gồm các nội dung sau: đánh giá về số lượng công vụ hoàn thành; đánh giá về chất lượng hoàn thành từng công vụ; tiến độ thời gian hoàn thành công vụ; tinh thần phối hợp với đồng nghiệp trong thực thi công vụ; trách nhiệm trong thực thi công vụ; sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng nghiệp trong cơ quan; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân và đạo đức trong công vụ. Mỗi nội dung được đánh giá xếp theo thang giá trị như sau: tốt, khá, trung bình và kém. Không thực hiện việc chấm điểm khi đánh giá công chức.

Ngoài ra, tuỳ tình hình cụ thể, đối với mỗi cơ quan, đơn vị phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời điểm và yêu cầu đặt ra, có thể xác định đâu là tiêu chí chính, đâu là tiêu chí phụ để xem xét, đánh giá công chức một cách toàn diện, tránh tình trạng chung chung, cào bằng. Cùng là công chức hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nhưng ở khu vực thành phố, thị xã, nơi có nhiều dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng, công việc rất nhiều phải khác với ở nơi vùng miền núi, đồng bằng nhưng ít hoặc không có dự án đầu tư nào. Hoặc, cùng là công chức đó, nhưng ở từng thời điểm thì việc đánh giá sẽ có những điểm khác nhau.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan sử dụng công chức hành chính) trong việc đánh giá công chức hành chính nhà nước. Mặc dù ý kiến tập thể đồng nghiệp cơ quan công tác là quan trọng nhưng trong điều kiện thực hiện nâng cao trách nhiệm người đứng đầu thì phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc đánh giá công chức. Thể hiện ở chỗ, người đứng đầu cơ quan là người triển khai, phân công, kiểm tra thực hiện các công việc, biết chính xác và rõ ràng nhất chất lượng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công vụ của công chức hành chính. Vì vậy,

việc đánh giá công chức hành chính hoàn thành nhiệm vụ ở từng mức độ chỉ do một chủ thể thực hiện - đó là người đứng đầu quyết định và chịu trách nhiệm đối với kết luận đánh giá, phân loại công chức. Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết quả đánh giá và phân loại công chức hành chính nhà nước, người đứng đầu cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của công chức hành chính trong cơ quan và ý kiến tự kiểm điểm của người được đánh giá.

- Sở Nội vụ cần sớm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể việc đánh giá công chức hành chính nhà nước trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển, làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị thực hiện một cách thống nhất. Nghiên cứu xây dựng, ban hành Quy chế đánh giá công chức hành chính trong toàn tỉnh theo hướng kế thừa và đổi mới từ nội dung, phương pháp đánh giá công chức hiện nay; xây dựng thiết chế cụ thể ở từng cơ quan, đơn vị để nhân dân tham gia giám sát đội ngũ công chức một cách thiết thực. Thực tế hiện nay, ở tỉnh Thanh Hoá việc đánh giá công chức hành chính hằng năm và kết thúc nhiệm kỳ được thực hiện theo quy trình chung cũng giống như các đánh giá khác. Trong khi việc đánh giá công chức hành chính nhà nước trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm,...cần những yêu cầu cao hơn, những tiêu chí khác hơn. Khắc phục tình trạng công chức hành chính luôn được đánh giá là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" hoặc "hoàn thành tốt nhiệm vụ" nếu như không vi phạm khuyết điểm gì nghiêm trọng, đặc biệt là đối với công chức hành chính nhà nước giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối với một số lĩnh vực quản lý nhà nước mang tính chất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của công dân như: tài nguyên và môi trường, xây dựng, hộ tịch- hộ khẩu,...cũng cần có sự phân bổ tỷ lệ xếp loại công chức hành chính để đảm bảo tính công bằng, chính xác và tránh hiện tượng nể nang khi đánh giá. Bởi vì không thể có tỷ lệ công chức hành chính nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm cao mà cơ quan, đơn vị đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình.

- Gắn kết quả đánh giá công chức hành chính với việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng công chức hành chính một cách thực chất hơn. Hiện nay, rất nhiều cơ quan, đơn vị chưa coi trọng kết quả đánh giá công chức hành chính nhà nước, hoặc nhầm lẫn giữa đánh giá công chức hành chính với đánh giá chất lượng đảng viên (nếu công chức là đảng viên) cuối năm. Kết quả đánh giá chưa tạo ra động lực để công chức hành chính nhà nước phấn đấu vươn lên trong công tác và cuộc sống. Một số công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng không dám tự nhận vì xác định mình còn trẻ hoặc "nhường' những vị trí đó cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Dẫn đến tình trạng các danh hiệu thi đua của đảng, chuyên môn, của các đoàn thể tập trung vào một số người, còn một số người khác không được hoặc "phân chia" để công chức hành chính trong mỗi đơn vị đều được một danh hiệu nào đó.

Khắc phục tình trạng này, đòi hỏi cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc đánh giá công chức hành chính nhà nước; tiến hành bỏ phiếu đánh giá cho từng người. Đặc biệt, đối với một số bộ phận, cần lắp đặt các hòm thư góp ý, máy đo mức độ hài lòng của người dân đối với bộ phận hoặc công chức hành chính nhà nước thực thi công vụ được giao như ở một số tỉnh, thành phố đã làm trong thực tế.

Thực hiện nghiêm túc quy định "Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ" ở tất cả các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là đối với công chức lãnh đạo, quản lý.

Đánh giá công chức hành chính nhà nước cần kết hợp đồng bộ với việc kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành nguyên tắc tổ chức và phẩm chất cách mạng với việc phân tích chất lượng đảng viên; cần kết hợp sự đánh giá

của cấp ủy đảng, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị với các tổ chức đoàn thể quần chúng đánh giá.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 109)