Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời với sự đổi mới và phát triển đó là việc thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế nên nhu cầu sử dụng đất là rất lớn. Bên cạnh đó, nhằm phát triển mọi mặt đời sống, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện và động lực cho sự phát triển chung, Nhà nước cũng đã tiến hành thu hồi đất để phục vụ cho đầu tư kết cấu hạ tầng, trường học, đường giao thông, điện, nước phục vụ dân sinh; thu hồi đất để thực hiện các dự án quốc phòng - an ninh nhằm phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong những năm qua, việc thu hồi đất được tiến hành mạnh mẽ, với diện tích đất thu hồi khá lớn.
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển duyên hải miền Trung; ở vào vị trí trung độ của đất nước, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Đông giáp biển Đông với 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Được tái lập vào năm 1997, đến nay toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (16 huyện và 02 thành phố) với 240 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406,83km2; dân số 1.503.972 người. Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với quyết tâm đưa Quảng Nam phát triển ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam luôn đoàn kết thống nhất, phát huy truyền thống, với
tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó đi lên, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nền kinh tế của tỉnh liên tục duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, GDP tăng bình quân hàng năm đạt 10,4%/năm, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng. Tổng thu ngân sách Nhà nước bình quân 16,2% năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 40%. Lĩnh vực văn hóa xã hội đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội nông thôn, miền núi tiếp tục được tập trung đầu tư và từng bước được cải thiện. Đến nay, có 93% xã có đường ôtô đến trung tâm xã, có 97% số hộ được sử dụng điện; công tác đào tạo, hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo.
Những thành quả đạt được như trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực to lớn, là tiền đề vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh Quảng Nam ngày càng thay đổi, nhiều dự án được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và sinh hoạt của một bộ phận nhân dân nhất là những nơi có nhiều dự án đầu tư đã thu hồi một lượng lớn đất đai, đặc biệt là quỹ đất sản xuất nông nghiệp trong nhân dân. Thêm vào đó là một số văn bản về cơ chế, chính sách pháp luật còn những bất cập, có điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế, lại thường xuyên thay đổi, nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại và tái định cư. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại và tái định cư còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, việc thực hiện các chính sách thương binh liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa cũng gặp không ít khó khăn và đây cũng là một trong những lĩnh vực dễ xảy ra nhiều khiếu nại, tố cáo.
Năm năm qua, các ngành, các địa phương đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tổ chức tiếp công dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định.
Tại tỉnh Quảng Nam theo thống kê, trong vòng 5 năm từ năm 2006 đến 2011, trên địa bàn tỉnh đã triển khai giải phóng mặt bằng, thu hồi đất 5.180ha để thực hiện 846 dự án; tổng giá trị đền bù gần 700 ngàn tỷ đồng; tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 54.675 hộ, trong đó có 7.285 hộ bị giải tỏa trắng.
Đất đai là sản phẩm quý báu và là tài sản ngày càng có giá trị cao hơn khi đất nước phát triển và hội nhập. Theo quy luật chung, đất bị thu hồi càng lớn thì số hộ dân bị tác động càng nhiều. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm, nó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích thiết thân của người có đất bị thu hồi, trong đó đặc biệt là quyền lợi về mặt kinh tế. Để thực hiện tốt công tác này, trong những năm qua, Nhà nước không ngừng bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư; tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đảm nhiệm công tác bồi thường, giải tỏa; thực hiện ngày càng tốt hơn việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền vận động nhân dân đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.v.v. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng nhìn chung, chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý, không theo kịp diễn biến của sự phát triển chung, nhất là về giá đền bù khi Nhà nước thu hồi đất và chính sách hỗ trợ, tái định cư chưa hợp lý, chưa giải quyết được bài toán bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người bị thu hồi đất; nhiều địa phương khi ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa đảm bảo
tính hợp pháp và không chú trọng tính hợp lý của các quyết định; việc thừa hành công vụ của cán bộ công chức trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhiều lúc, nhiều nơi còn vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong nhân dân… Từ những khiếm khuyết trên, dẫn đến tình trạng khiếu nại liên quan