Vấn đề ủy quyền cho Luật sư tham gia vào quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 106)

nại và giải quyết khiếu nại

Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại. Và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và 2005 quy định thêm những khả năng về người đại diện, trong đó, người khiếu nại có quyền nhờ Luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại. Khi Luật Khiếu nại năm 2011 ra đời, tại điểm b, khoản 1 Điều 12 cũng quy định người khiếu nại có quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì

được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quy định này đã tạo điều kiện cho người khiếu nại dưới sự giúp đỡ của Luật sư (những người có nghề nghiệp chuyên môn về pháp lý) thực hiện quyền khiếu nại của mình đúng theo thủ tục pháp luật quy định, đưa ra những bằng chứng để bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại. Từ đó giúp cho cơ quan giải quyết thận trọng hơn trong việc thẩm tra, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại được chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này chưa phát huy hiệu quả, thông qua bằng chứng là số vụ việc Luật sư tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại rất ít.

Ngày 22 tháng 8 năm 2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo giám sát và thảo luận kết quả thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo. Theo số liệu thống kê trong báo cáo, trong tổng số 41.000 vụ việc khiếu nại được thống kê thì chỉ có 158 vụ có Luật sư tham gia, chủ yếu là tư vấn và viết đơn giúp người khiếu nại[49]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do quy định của Luật Khiếu nại thì Luật sư chỉ giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật trong quá trình khiếu nại chứ không được ủy quyền thực hiện việc khiếu nại như quy định tại điểm a khoản 1, Điều 17 Luật Khiếu nại tố cáo. Hơn nữa, Nghị định 136/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khiếu, tố cáo tiếp tục giới hạn quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại của Luật sư bằng những quy định cụ thể việc Luật sư được làm và không được làm, những trình tự thủ tục khắt khe mà Luật sư phải tuân thủ. Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 thì Luật sư phải xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại; thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền. Sự lưỡng lự của pháp luật, cộng với tâm lý e ngại phải đối mặt với Luật sư của cán bộ công chức hành chính đã thực sự gây khó khăn cho Luật sư khi tham gia vào quá trình khiếu nại. Điều đó, không những

làm cho quyền khiếu nại của công dân bị hạn chế mà còn làm cho quá trình giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền kém chính xác, không ngăn chặn được những khiếu nại không đúng ngay từ đầu và việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho công dân không đạt hiệu quả như mong muốn. Bởi vì khi nghiên cứu hồ sơ, nếu vụ việc khiếu nại không đúng hoặc không có cơ sở, Luật sư là người giải thích có uy tín nhất đối với người khiếu nại về khiếu nại không đúng đó để người khiếu nại rút đơn hoặc không gửi đơn khiếu nại từ đầu. Đây cũng là một kênh tuyên truyền pháp luật có hiệu quả nhất chưa được tận dụng một cách có hiệu quả.

Vì vậy, theo tác giả cần bổ sung quy định: Người khiếu nại có thể ủy quyền cho luật sư thay mình thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền khi cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và pháp luật cần tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết khiếu nại với tư cách là đại diện theo yêu cầu và nguyện vọng của người khiếu nại. Quy định như vậy sẽ càng có ý nghĩa thiết thực đối với việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - một lĩnh vực hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan hết sức phức tạp mà người khiếu nại thật sự cần sự tham gia của những người am hiểu pháp lý như Luật sư giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 106)