Vấn đề đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 114 - 116)

Giám sát là một chức năng quan trọng của cơ quan nhà nước trong hệ thống thể chế của mình. Đồng thời giám sát còn là quyền của công dân, của tổ chức xã hội được theo dõi, xem xét hoạt động của bộ máy nhà nước, của công chức Nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về khiếu nại. Vì vậy, Luật Khiếu nại dành hẳn Chương VI quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng phải tuân thủ theo quy định về hoạt động giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại; động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại; tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại; khi nhận được khiếu nại thì nghiên cứu, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đối với công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thanh tra nhân dân đã được điều chỉnh trong Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cũng là thiết chế thực hiện quyền giám sát có tính chất xã hội thông qua việc sử dụng phương tiện thông tin đại chúng và đưa tin về tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính.

Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều chủ thể có quyền thực hiện việc giám sát công tác khiếu nại hành chính nhưng sự phân

định chức năng, nhiệm vụ giám sát của các chủ thể này chưa rõ ràng, nội dung, phương thức giám sát còn nhiều bất cập. Vì vậy kết quả giám sát chỉ dừng lại ở mức kiến nghị, chuyển đơn yêu cầu giải quyết nên không có tác dụng; chưa có biện pháp để đảm bảo hoạt động giám sát khách quan, đúng đắn, khắc phục tính hình thức và tình trạng mâu thuẫn với cùng đối tượng chịu giám sát [49].

Hơn nữa, hệ quả của cơ chế giám sát bằng hình thức chuyển đơn là người khiếu nại cố tình gửi đơn vượt cấp, gửi sai người có thẩm quyền giải quyết và đơn thư trùng lắp được chuyển lòng vòng. Khảo sát thực tế hiện nay cho thấy, quy định của pháp luật về giám sát công tác giải quyết khiếu nại đã làm vô hiệu hóa quy định về nghĩa vụ của người khiếu nại là phải khiếu nại đúng người có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi năm 2005 và khoản 2, Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011. Thế nhưng, trong thực tế, người dân vẫn cố tình gởi đơn vượt cấp vì họ tin rằng không cần gửi đơn đến đúng người có thẩm quyền giải quyết mà cứ gửi vượt cấp, gửi các tổ chức, cá nhân như đã nêu trên thì đơn đó vẫn được chuyển đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; đặc biệt những phiếu chuyển đơn của các cơ quan Trung ương, của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ rất có "hiệu lực" đối với người giải quyết khiếu nại, vì vậy người khiếu nại đã phô tô và gửi nhiều đơn đi rất nhiều nơi và trong hành trang đi khiếu nại của họ có vô số phiếu chuyển đơn.

Vì vậy cần phải sớm xem xét, đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng khắc phục tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng; quy định rõ ràng về quy trình giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành chính; quy định về hiệu lực của các kết luận giám sát; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc tiếp thu, xử lý, tuân thủ kết luận giám sát; quy định rõ nội dung, thẩm quyền giám sát của mỗi chủ thể tham gia giám sát công tác giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)