Kết quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 81 - 91)

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam có nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của cả nước như khu công nghiệp Điện Nam -

Điện Ngọc, huyện Điện Bàn; khu kinh tế mở Chu Lai - Kỳ Hà; Khu du lịch ven biển Điện Dương - Hội An; các khu đô thị và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác hình thành đã thu hồi một số lớn diện tích đất của nhân dân, đặc biệt là quỹ đất nông nghiệp. Những vấn đề làm phát sinh khiếu nại chủ yếu trong thuộc các lĩnh vực như: vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại và tái định cư, vấn đề quyền sử dụng đất bị xâm phạm, vấn đề ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng dân cư.... Ngoài ra, hành vi hành chính của một số cán bộ, cung chức gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân cũng làm cho nhân dân bức xúc dẫn đến khiếu nại.

Nội dung làm phát sinh đơn, thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu là vấn đề về quyền sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại và tái định cư, vấn đề ô nhiễm môi trường... Ngoài ra, một số cán bộ cơ sở khi làm việc với dân không thực hiện đúng chức trách của mình, gây khó khăn cho nhân dân cũng là nguyên nhân làm phát sinh đơn thư khiếu nại, nhất là những cán bộ làm việc trong các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhân dân như: đất đai; chính sách xã hội... Tốc độ đô thị hóa ở một số địa phương đã thu hồi một lượng lớn đất nông nghiệp của nông dân và nhân dân lao động nhằm phát triển các khu công nghiệp; khu du lịch, dịch vụ; khu đô thị; khu sân golf; khu đào tạo... đã làm cho quỹ đất nông nghiệp dần thu hẹp, người lao động mất tư liệu sản xuất, gây xáo trộn cơ cấu kinh tế - xã hội ở một số địa phương. Việc thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội đã gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và cả ô nhiễm tiếng ồn... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân cũng làm phát sinh khiếu nại. Mặt khác, một số dự án lớn đã công bố quy hoạch hàng chục năm nay nhưng chưa triển khai thực hiện dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền chuyển đổi, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền được xây dựng nhà ở...

Trong 5 năm (2007-2011), các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh Quảng Nam đã tổ chức tiếp công dân được 35.871 lượt người (có 262 đoàn đông người); trong đó: phòng Tiếp dân Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh tiếp

2.906 lượt người; các sở, ban, ngành tiếp 2.257 lượt người; huyện, thị xã, thành phố tiếp 9.258 lượt người; xã, phường, thị trấn tiếp 21.450 lượt người. Qua tiếp công dân đã kịp thời giải thích những yêu cầu, thắc mắc về các chế độ, chính sách, những nguyện vọng chính đáng của nhân dân và hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan nhà nước được duy trì tương đối tốt. Nhiều địa phương tích lũy kinh nghiệm tốt trong công tác tiếp công dân. Các địa phương đơn vị thực hiện tốt công tác này đó là Phòng tiếp dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các địa phương như các huyện, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Tiên Phước, Thăng Bình, Núi Thành, Đại Lộc; các đơn vị sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh xã hội,...

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình tiếp công dân trên lĩnh vực đất đai (2007- 2011)

Tổng số lượt tiếp dân Trong đó Đoàn đông người Ghi chú Văn phòng Ủy ban

nhân dân và Thanh tra tỉnh tiếp Các sở, ban, ngành tiếp Cấp huyện tiếp Cấp xã tiếp 35.871 2.906 2.257 9.258 21.450 262

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đã tiếp nhận 13.235 đơn khiếu nại; trong đó: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh đã tiếp nhận 3.089 đơn; sở, ban, ngành tiếp nhận 1.158 đơn; huyện, thành phố tiếp nhận 3.918 đơn; xã, phường, thị trấn tiếp nhận 5.070 đơn. Nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đất đai, bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư, các chế độ chính sách... Việc tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đều được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục, thời hạn theo quy định. Kịp thời hướng dẫn cụ thể cho người dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền, giải đáp thắc mắc và thụ lý giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Số vụ khiếu nại lĩnh vực hành chính thuộc thẩm quyền là 5.403 vụ; Trong đó, thẩm quyền cấp tỉnh 309 vụ; sở, ban, ngành 170 vụ; huyện, thành phố 1.791 vụ; xã, phường, thị trấn 3.133 vụ.

Số vụ khiếu nại đã giải quyết 4.938 vụ (trong đó, hòa giải thành 3.005 vụ), đạt 91,39%; số vụ việc khiếu nại đúng 1.147 vụ, số vụ việc khiếu nại sai 1.420 vụ, số vụ việc khiếu nại có đúng, có sai 2.371 vụ; số vụ khiếu nại còn lại đang giải quyết là 465 vụ mới phát sinh chiếm 8,61%[45].

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất (2007- 2011)

Tổng số đơn đã nhận Trong đó Đơn thuộc thẩm quyền Trong đó Đã giải quyết Trong đó Kết quả giải quyết Trong đó Ủy ban nhân dân và Thanh tra tỉnh nhận Các sở, ban, ngành nhận Cấp huyện nhận Cấp xã nhận Cấp tỉnh Cấp sở, ban, ngành Cấp huyện Cấp xã Khiếu nại đúng Khiếu nại sai Khiếu nại có đúng, có sai Bằng quyết định Qua hoà giải 13.253 3.089 1.158 33.918 5.070 5.403 309 170 1.791 3.133 4.938 1.147 1.420 2.371 4.938 1.933 3.005

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Có thể nói, tình hình khiếu nại về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong các năm qua diễn biến phức tạp nhưng với sự vận hành thống nhất đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác giải quyết khiếu nại đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền trung bình hàng năm đạt từ 90% đến 95%. Tỷ lệ các vụ thuộc thẩm quyền đã giải quyết qua các năm đều được tăng lên. Qua giải quyết khiếu nại đã khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Thu về cho ngân sách nhà nước và trả lại cho nhân dân với giá trị tài sản lớn. Điều quan trọng hơn đó là qua công tác giải quyết khiếu nại, các sở, ban, ngành, địa phương đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót trong quản lý kinh tế, những khiếm khuyết trong quản lý nhà nước; sửa đổi, bổ sung kịp thời những chế độ chính sách

cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; xử lý, giáo dục những cá nhân vi phạm.

Ngoài việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình, Ủy ban nhân dân các cấp đã thành lập Tổ tư vấn hoặc Hội đồng tư vấn để xem xét, kết luận và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Góp phần đem lại hiệu quả cao, làm giảm đến mức thấp nhất việc giải quyết oan sai và đơn thư tồn đọng. Việc giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà.

Một số đơn vị thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại như: Điện Bàn, Tam Kỳ, Hội An, Tiên Phước, Đại Lộc, Núi Thành,... Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại nhưng vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục đó là: Một số nơi giải quyết khiếu nại chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra; còn để đơn tồn đọng nhiều, trong đó có một số trường hợp đã quá thời hạn giải quyết theo Luật định nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Việc ban hành văn bản giải quyết một vài trường hợp chưa đảm bảo trình tự, thủ tục và một số quyết định ban hành chưa chính xác phải sửa đổi. Việc kiểm tra đôn đốc xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể đơn vị chưa làm tốt.

Trong 5 năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại nên đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế đơn, thư khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính hết thời hiệu. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp do tâm lý của người đi khiếu nại không tin tưởng cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính nên đã gửi đơn vượt cấp, hoặc gửi đơn đến nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau với tâm lý là sẽ gây áp lực cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp của công dân (Điều 31, 39, 46) trên thực tế vẫn còn trường hợp chưa được thực hiện đúng. Nhiều vụ việc vượt

quá thời hiệu khiếu nại theo quy định nhưng vẫn được thụ lý và giao cho các cơ quan chuyên môn thẩm tra, xác minh.

Đối với một số vụ việc người khiếu nại yêu cầu luật sư trợ giúp pháp lý, thì luật sư được tham gia trong toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại. Việc luật sư tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại là giúp công dân thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người giải quyết khiếu nại sẽ thận trọng hơn và tăng cường trách nhiệm hơn trong quá trình giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có hiện tượng một số luật sư lợi dụng quyền này để xúi giục, kích động công dân khiếu nại kéo dài mặc dù quyền lợi của công dân đã được giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật hoặc một số yêu cầu không được pháp luật cho phép vì động cơ riêng, làm tốn nhiều thời gian, công sức của cơ quan giải quyết và của công dân...

Việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa người giải quyết khiếu nại với người khiếu nại đã được quan tâm thực hiện tốt. Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi ngay cho người khiếu nại và cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài Phát thanh truyền hình, các trang thông tin điện tử tại địa phương, các ngành liên quan cho mọi người được biết thông tin. Qua đó, cũng góp phần thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, một số nơi giải quyết khiếu nại chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra; còn để đơn tồn đọng nhiều, trong đó có một số trường hợp đã quá thời hạn giải quyết theo Luật định. Việc ban hành văn bản giải quyết khiếu nại trong một vài trường hợp chưa đảm bảo trình tự, thủ tục và một số quyết định ban hành chưa chính xác phải sửa đổi. Việc kiểm tra, đôn đốc, xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể đơn vị chưa làm tốt. Một số nơi chưa thật sự quan tâm sâu sát, còn đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiện cho nên vẫn còn một số quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành.

Trong 5 năm (2007 - 2011), tỉnh Quảng Nam đã ban hành 60.883 quyết định hành chính về lĩnh vực đất đai, 676 quyết định xử phạt vi phạm hành

chính và 109 quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trong nhân dân. Trong đó số quyết định bị khiếu nại thể hiện như sau:

- 704/60.883 quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại, chiếm 1,16%. - 5/676 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai bị khiếu nại, chiếm 0,74%.

- 18/109 quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai bị khiếu nại, chiếm 16,51%[45].

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai (2007- 2011)

Tiếp nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền

Quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại/ Tổng số

quyết định được ban hành

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai bị khiếu nại/ Tổng số Quyết

định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành

Số quyết định giải quyết tranh chấp đất đai bị khiếu

nại/Tổng số quyết định giải quyết giải quyết tranh chấp đất đai được ban hành

Tổng số Cấp tỉnh huyện Cấp Tổng số Cấp tỉnh huyện Cấp Tổng số Cấp tỉnh huyện Cấp Tổng số Cấp tỉnh huyện Cấp

704/60883 02/6034 702/54849 704/60883 02/6034 702/54849 5/676 0/5 5/671 18/109 02/17 16/92

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giải quyết khiếu nại của công dân hiện nay cũng còn những hạn chế, bất cập nhất định, cụ thể như sau:

Một là, số lượng vụ việc giải quyết đúng pháp luật chưa cao: Trong

năm 2003, chỉ có 50% - 60% vụ việc khiếu nại được giải quyết đúng. Chỉ tính 2 năm (2003, 2004), đã có 4.666 đơn gửi đến Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ khiếu nại; rong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra kiểm tra lại 64 vụ việc thì đã có 34 quyết định phải sửa (chiếm 53%); trong năm 2005, Thanh tra Chính phủ kiểm tra lại 21 vụ việc được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang kết luận thì đã có 12 quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng phải xem xét lại; ở Vĩnh Long, kiểm tra 14 vụ việc thì có 18 quyết định phải sửa. Năm 2005, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo ở 4 tỉnh An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Bình Thuận, qua xem xét 103/294

vụ việc khiếu nại cuối cùng cho thấy có 47 quyết định phải thay đổi một phần nội dung, chiếm 45,63%. Năm 2006, qua kiểm tra, xác minh có 265 vụ đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì Thanh tra Chính phủ đã thống nhất với quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh 125 vụ việc (chiếm 47,17%), kiến nghị sửa đổi, bổ sung 55 vụ (chiếm 20,75%), kiến nghị hủy bỏ 27 quyết định (10,18%), tiếp tục xem xét, giải quyết 58 vụ việc (21,9%). Trong số 265 vụ việc đã được kiểm tra, cho thấy số vụ việc có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng bị kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung chiếm 30,94% [49].

Tại tỉnh Quảng Nam công tác giải quyết khiếu nại được chú trọng tập trung thực hiện nên kết quả giải quyết khiếu nại đạt khả quan. Tuy nhiên, số quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chưa đúng hoặc phải xem xét lại vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhất định, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra của lãnh đạo tỉnh. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Theo thống kê cho thấy, từ năm 2004 đến 2006, Tòa án nhân dân tỉnh đã thụ lý, giải quyết 76 vụ việc khởi kiện quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, kết quả Tòa đã công nhận quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là 69 vụ việc (chiếm 90,78%), không công nhận 7 quyết định, chiếm 9,22%. Ngoài ra, thông qua hoạt động tự rà soát quyết định giải quyết lần đầu của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã sửa đổi, điều chỉnh như sau: năm 2004, có 27 quyết định sửa đổi

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)