Vấn đề thời hiệu khiếu nại, thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 112 - 114)

số lượng vụ việc do cấp này giải quyết lần đầu người dân không đồng ý và tiếp tục khiếu nại lên cấp trên hoặc kiện ra Tòa án nhân dân chiếm tỷ lệ cao.

Vì vậy, tác giả cho rằng: Đối với cấp cấp tỉnh, pháp luật cần quy định rõ ràng việc phối hợp tham mưu giải quyết khiếu nại hành chính giữa cơ quan Thanh tra hành chính và cơ quan Thanh tra chuyên ngành; đối với cấp huyện, cần quy định rõ việc tham mưu giải quyết khiếu nại chỉ giao cho cơ quan Thanh tra, không giao cho cơ quan chuyên môn, nhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo chính xác và hiệu quả. Đồng thời cần tăng cường chức năng, quyền hạn cho cơ quan Thanh tra theo hướng xây dựng cơ quan Thanh tra thành cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính.

3.2.1.6. Vấn đề thời hiệu khiếu nại, thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại khiếu nại

- Về thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại:

Hiện nay, thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của các văn bản pháp luật điều chỉnh việc khiếu nại hành chính và khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án không thống nhất nhau, làm cho việc giải quyết khiếu nại từng địa phương, từng thời điểm khác nhau, kém hiệu quả và gây bức xúc, khiếu nại liên tục trong người dân. Hơn nữa, khiếu nại hành chính trên lĩnh vực khác nhau có đặc điểm khác nhau, độ phức tạp khác nhau nhưng pháp luật khiếu nại quy định chung thời hạn giải quyết khiếu nại cho tất cả các loại việc (30 ngày, 45 ngày hoặc 60 ngày) là không hợp lý, nhất là khiếu nại trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hết sức phức tạp nên hầu hết các vụ việc giải quyết khiếu nại không đảm bảo thời hạn quy định. Điều này làm cho tính hiệu lực của pháp luật giảm sút, đồng thời cũng là nguyên nhân làm gia tăng việc khiếu nại đông người, vượt cấp do người khiếu nại cho rằng, cơ quan có thẩm quyền không thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu nại đúng theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, tác giả cho rằng, cần tăng thời hạn giải quyết đối với các khiếu nại trên lĩnh vực đất đai, trong đó có khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đồng thời tác giả thống nhất với đề xuất cho rằng cần phải xử lý vấn đề mâu thuẫn giữa Luật khiếu nại với Luật Đất đai năm 2003 theo hướng: Luật về Khiếu

nại cần quy định các nguyên tắc áp dụng pháp luật. Theo đó, Luật Khiếu nại được xem là đạo luật chung quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại làm căn cứ cho việc áp dụng để giải quyết khiếu nại, theo nguyên tắc: Nếu các đạo luật khác có quy định về khiếu nại trong từng lĩnh vực cụ thể thì áp dụng đạo luật đó, nếu không quy định hoặc quy định không đầy đủ thì áp dụng những quy định của Luật Khiếu nại để giải quyết.

- Về thời hạn thụ lý đơn khiếu nại: Theo quy định của Luật Khiếu nại thì trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết khiếu nại biết; trong trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Thế nhưng, pháp luật không quy định rõ ràng cơ quan nào ra văn bản thông báo (Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Cơ quan tiếp công dân, Thanh tra, hay cơ quan chuyên môn) và cũng không quy định rõ hình thức văn bản là quyết định hay thông báo. Vì vậy, mỗi nơi làm mỗi khác và trên thực tế quy định này gần như không thực hiện được theo đúng thời gian vì cơ chế chuyển đơn, đề xuất xin ý kiến giữa cơ quan tham mưu với thủ trưởng cơ quan.

Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ pháp luật nên quy định thống nhất hình thức ra văn bản thông báo, cơ quan ra thông báo. Về hình thức văn bản, Tác giả đề xuất nên ban hành công văn hành chính thông thường (không phải quyết định); về cơ quan ra văn bản, Tác giả đề xuất hai phương án:

(i) Phương án thứ nhất, nếu pháp luật giao cho Thủ trưởng cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra văn bản thông báo việc thụ lý thì quy định tăng thời hạn trả lời dài hơn (từ 10 ngày như quy định hiện nay

lên 15 ngày), để cơ quan tham mưu có thời gian nghiên cứu hồ sơ, trao đổi nghiệp vụ và trình thủ trưởng cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra văn bản thụ lý.

(ii) Phương án thứ hai, nếu thời hạn phải trả lời theo quy định hiện nay thì pháp luật nên quy định thống nhất giao cho cơ quan tham mưu ra văn bản thông báo thụ lý vụ việc. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chọn phương án giao cho cơ quan tham mưu ra văn bản thông báo thụ lý vụ việc sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)