Đặc điểm khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 29 - 33)

định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Qua phân tích trên, có thể nhận dạng khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua các đặc điểm sau:

Đặc điểm thứ nhất: Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến quyền và lợi ích thiết thực của chủ thể khiếu nại như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, việc làm, chất lượng cuộc sống v.v... và nó xảy ra với tính chất gay gắt khi người có đất bị thu hồi cho rằng việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là chưa hợp lý, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với tài sản đặc biệt này. Nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất hoặc thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế thì người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đất đai và tài sản gắn liền

trên đất là những tài sản quý báu gắn liền với đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Vì vậy, việc Nhà nước thu hồi đất đã tác động mạnh mẽ đến quyền và lợi ích thiết thực của người có đất bị thu hồi, nhất là quyền lợi về kinh tế và một khi những quyền và lợi ích đó không được giải quyết thỏa đáng từ phí Nhà nước thì việc khiếu nại sẽ diễn ra với tính chất gay gắt, quyết liệt.

Thực tế cho thấy, chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở nước ta là một lĩnh vực mới, đang trong giai đoạn hoàn thiện, còn nhiều bất cập, chưa giải quyết thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người có đất bị thu hồi. Đồng thời, công tác quản lý, điều hành hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước còn yếu kém, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn hạn chế về năng lực chuyên môn dẫn đến sách nhiễu, gây phiền hà, việc áp giá bồi thường sai quy định, không đảm bảo quy trình gây bức xúc dẫn đến khiếu nại gay gắt trong nhân dân.

Đặc điểm thứ hai: Tính chất của khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là phức tạp; việc thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại khó khăn và mất nhiều thời gian do quá nhiều quy định pháp luật cùng điều chỉnh lĩnh vực này.

So với các loại khiếu nại hành chính khác như khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức, khiếu nại trên lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính v.v... thì khiếu nại về đất đai nói chung và khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng là hết sức phức tạp.

Lịch sử chính sách, pháp luật về quản lý đất đai của nước ta thiếu nhất quán, thay đổi liên tục, làm cho việc xác lập hồ sơ, bồi thường cũng như giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hết sức phức tạp, dễ dẫn đến sai sót. Hơn nữa, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phát sinh trên lĩnh vực quản lý đất đai nhưng không chỉ có pháp luật về đất đai điều chỉnh mà đồng thời với nó là nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác cùng điều chỉnh. Vì vậy, trong quá trình khiếu nại và giải quyết một vụ việc

trên lĩnh vực này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thu thập số liệu, thẩm tra xác minh, điều tra, nghiên cứu, kết luận theo một quá trình tương tự như giải quyết một vụ án. Ví dụ, để lập một hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp có nhà ở gắn liền trên đất, người có thẩm quyền bên cạnh căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn phải căn cứ Luật Xây dựng, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (đối với trường hợp nhà xây dựng trái phép, thời điểm xây dựng v.v.) để làm cơ sở ra quyết định bồi thường. Khi quyết định này bị khiếu nại thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý phải rà soát lại toàn bộ căn cứ pháp lý liên quan như thực trạng sử dụng nhà, đất, căn cứ pháp lý để tính bồi thường có hợp lý không, thời điểm áp dụng bồi thường v.v... để có cơ sở kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Đây là một quá trình hết sức phức tạp, đặc biệt là đối với những trường hợp nguồn gốc nhà, đất không rõ ràng.

Đặc điểm thứ ba: Tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp diễn ra ngày càng nhiều trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Một đặc điểm nổi bật của khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là chủ thể khiếu nại có đặc điểm giống nhau, cùng chịu tác động trực tiếp bởi những quyết định hành chính, hành vi hành chính tương tự nhau nên dễ cùng nhau liên kết lại để thực hiện quyền khiếu nại.

Như đã phân tích trên, chủ thể khiếu nại trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là người có đất bị thu hồi. Và chủ thể này có đặc điểm giống nhau qua các nhận dạng sau:

(i) Là người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án (cùng một dự án hoặc nhiều dự án tương tự).

(ii) Chịu tác động trực tiếp bởi quyết định thu hồi đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hành vi hành chính của cán bộ công chức khi giải quyết công việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

(iii) Chủ quan cho rằng quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền là vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên thực hiện việc khiếu nại. Trên thực tế, người có đất bị thu hồi chủ yếu khiếu nại về những nội dung như: Giá bồi thường thấp; chính sách hỗ trợ không phù hợp; việc bố trí tái định cư không phù hợp với truyền thống của địa phương; chất lượng nơi ở tái định cư thấp, khó khăn về việc làm; khiếu nại bồi thường thiếu diện tích đất; khiếu nại việc chênh lệch giá bồi thường giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân v.v...

Từ những đặc điểm trên, khi thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật (khiếu nại riêng lẻ) mà không được giải quyết thỏa đáng từ cơ sở thì chủ thể khiếu nại này sẽ liên kết lại với nhau để tiếp tục khiếu nại đông người, vượt cấp, gây áp lực để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng có lợi cho người khiếu nại.

Đặc điểm thứ tư: Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Pháp luật về khiếu nại và pháp luật về đất đai quy định cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế, khi phát sinh khiếu nại trên lĩnh vực này có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, từ cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đến Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên và cả nhà đầu tư của dự án. Ví dụ, khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý, giải quyết khiếu nại trên lĩnh vực này thì tham gia vào hoạt động giải quyết còn có nhiều chủ thể khác như: Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia với vai trò phối hợp, xác nhận các nội dung liên quan như nguồn gốc đất, nguồn gốc nhà ở, tình trạng pháp lý, nhân thân của người có đất bị thu hồi (hộ khẩu, nhân khẩu) v.v...; các cơ quan chuyên môn cấp huyện rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực phụ trách, tham mưu làm rõ nội dung khiếu

là đúng hay sai để làm cơ sở cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết khiếu nại; Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên đóng vai trò nắm bắt thông tin, phản biện trong quá trình giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)