Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 77)

cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200 Bộ luật hình sự)

Theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1999, tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hai hành vi độc lập,

gồm có cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ) và lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy). Ngoài những điểm giống nhau như phân tích ở trên, hai tội phạm này còn có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi tổng hợp, có thể bao gồm cả hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng khác nhau ở chỗ ngoài hành vi cưỡng bức hoặc lôi kéo người sử dụng trái phép chất ma túy còn có hành vi đưa chất ma túy vào cơ thể của người sử dụng ma túy hoặc tìm kiếm người sử dụng trái phép chất ma túy cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đối với người phạm tội cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200) chỉ có hành vi cưỡng bức, lôi kéo còn việc đưa chất ma túy vào cơ thể của người bị cưỡng bức, bị lôi kéo là do tự người sử dụng ma túy thực hiện.

Dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc, đối với người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy phải xác định được mục đích nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác, còn người phạm tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì mục đích là mong muốn người mà mình cưỡng bức hoặc lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong trường hợp này, cần phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự). Cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng ma túy có tổ chức là quy mô của tội phạm, là dấu hiệu định khung hình phạt, mọi hành vi của những người đồng phạm đều nhằm một mục đích là mong muốn cho người mà mình cưỡng bức

hoặc lôi kéo tự sử dụng chất ma túy. Người thực hành trong vụ án cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là người trực tiếp thực hiện hành vi cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Phạm tội cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có tổ chức, có thể có cả những người đồng phạm, nhưng cũng có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành, nhưng nhất thiết phải có người thực hành và người tổ chức, nếu thiếu một trong hai người này thì không bị coi là phạm tội có tổ chức.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)