Bộ luật hình sự của Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 38)

Trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga không có các quy định về tội phạm ma túy mà chỉ có quy định về nhóm tội phạm có dấu hiệu "có tổ chức". Tại Điều 36 Bộ luật hình sự của Liên bang Nga quy định những nguyên tắc chung về xác định trách nhiệm hình sự đối với người thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm. Theo đó những người thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm thực hiện các tội rất nghiêm trọng hoặc hội khủng bố (Điều 129a). Theo

Điều 129 thì người nào thành lập hiệp hội mà mục đích hoặc hoạt động của nó nhằm vào việc thực hiện tội phạm hoặc người nào tham gia làm thành viên của hiệp hội mà mục đích hoặc hoạt động của nó nhằm vào việc thực hiện tội phạm hoặc người nào tham gia làm thành viên của hiệp hội, quảng cáo hoặc hỗ trợ cho hiệp hội đó thì bị phạt tù đến 5 năm hoặc bị phạt tiền. Như vậy, theo quy định này thì mọi tập hợp nhiều người có tổ chức trong khoảng thời gian nhất định để theo đuổi mục đích thực hiện bất cứ tội phạm nào cũng bị coi là hiệp hội tội phạm hay tổ chức tội phạm; không chỉ những người có hành vi thành lập hoặc tham gia hiệp hội tội phạm mà cả những người có hành vi quảng cáo hoặc ủng hộ hay hỗ trợ cho hiệp hội tội phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội thành lập hiệp hội tội phạm. Trong khi Điều 129 quy định về trường hợp thành lập hiệp hội tội phạm thông thường thì Điều 129a quy định về trường hợp thành lập hiệp hội đặc biệt, đó là hiệp hội khủng bố... Người nào thành lập hiệp hội khủng bố sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 10 năm. Quy định của hai điều luật trên thể hiện rõ sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội thành lập hiệp hội thông thường và trường hợp phạm tội thành lập hiệp hội khủng bố.

Tóm lại, tham khảo những quy định của Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới như Nhật Bản và Canada, Liên bang Nga cho thấy, việc quy định về các tội phạm ma túy nói chung không hoàn toàn giống như trong quy định của Bộ luật hình sự của Việt Nam. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không được đề cập đến trong nhóm các tội phạm ma túy quy định trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản, Canada và Nga. Tuy nhiên, chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma túy và công cụ, phương tiện sử dụng chất ma túy bao giờ cũng được các nhà làm luật xác lập, ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự.

Việc quy định các tội phạm về ma túy nói chung và tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng của Bộ luật hình sự của các nước phụ

thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v.. của nước mình. Bởi vậy, các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ có những quy định khác nhau về các tội phạm ma túy, Bộ luật hình sự của Nhật Bản quy định tội nhập khẩu, xuất khẩu ma túy bởi nhân viên hải quan, tội cung cấp địa điểm, v.v... Bộ luật hình sự của Canada chỉ quy định các hành vi liên quan đến công vụ và văn hóa phẩm cho việc sử dụng ma túy bất hợp pháp, v.v... Bộ luật hình sự của Việt Nam với việc quy định 09 tội danh về ma túy trong chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" là phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tình hình đấu tranh chống các tội phạm về ma túy của Nhà nước ta. Tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ở nước ta đang ngày càng gia tăng và phức tạp nên việc quy định và tiếp tục hoàn thiện tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Điều 197 Bộ luật hình sự của Việt Nam hiện hành là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)