Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 Bộ luật hình sự)

Theo Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy gồm 4 hành vi cấu thành 4 tội phạm cụ thể sau: tàng trữ trái phép chất ma túy; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; bán trái phép chất ma túy cho người khác; chiếm đoạt chất ma túy.

Ngoài những điểm giống nhau đã liệt kê ở trên, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn có những điểm khác tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau:

Về khách thể, khách thể trực tiếp của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma túy còn khách thể trực tiếp của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi chất ma túy. Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi tổng hợp, có thể bao gồm cả hành vi: cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy, chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất,…) nhằm mục đích đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác. Trong trường hợp người phạm tội cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy không cần xác định mục đích của người cung cấp có nhằm đưa chất ma túy vào cơ thể người khác không, còn người chuẩn bị chất ma túy thì bắt buộc phải xác định mục đích của họ. Người chuẩn bị chất ma túy có thể tự đưa chất ma túy vào cơ thể người khác, nhưng cũng có thể không trực tiếp đưa chất ma túy vào cơ thể người khác mà có thể là chính người sử dụng trái phép chất ma túy hoặc người khác thực hiện hành vi đưa chất ma túy vào cơ thể người mà người chuẩn bị chất ma túy mong muốn. Vì nhiều động cơ khác

nhau như vụ lợi, đê hèn, hoặc các động cơ khác như cho cung cấp chất ma túy cho người khác hút, hít thử rồi họ sẽ quen và có nhu cầu hút, hít hoặc cho người khác hút, hít nợ tiền để tạo khách quen,… Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 194) không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy hay đưa chất ma túy vào có thể người khác mà có thể là tàng trữ để sử dụng chất ma túy. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 194) không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác mà có thể là vận chuyển để sử dụng. Tội mua bán trái phép chất ma túy thì mục đích chủ yếu là vụ lợi.

Cần lưu ý, người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)