Phân biệt tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198 Bộ luật hình sự)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 76 - 77)

chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198 Bộ luật hình sự)

Theo quy định của Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1999, tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý, biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng ma túy hoặc biết người khác (không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, tuy không cho họ thuê, mượn địa điểm, nhưng lại để mặc cho họ hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy. So sánh với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cho thấy, bên cạnh những điểm giống nhau nói trên của các tội phạm về ma túy, giữa hai tội phạm này còn một số điểm khác nhau như sau:

Về hành vi khách quan, hành vi chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị địa điểm để sử dụng trái phép chất ma túy luôn là hành động cố ý

của người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn hành vi cấu thành tội chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì có thể là

hành động hoặc không hành động. Vì vậy, về yếu tố lỗi, tội phạm tổ chức sử

dụng trái phép chất ma túy luôn là lỗi cố ý trực tiếp, còn đối với tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Mặt khác, người có hành vi phạm tội chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma túy không chủ động đứng ra tổ chức sử dụng mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ma túy.

Mục đích phạm tội là yếu tố khác nhau cơ bản nhất của hai loại tội phạm này. Người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhằm mục đích chính là đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác, còn người

phạm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy nhằm cho người sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy.

Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chị trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy. Nhưng nếu ngoài việc cho thuê, cho mượn địa điểm, người phạm tội còn có những hành vi khác như dẫn dắt, lôi kéo con nghiện, cung cấp ma túy, phương tiện, dụng cụ, canh gác cho người sử dụng ma túy để tránh cơ quan chức năng, v.v... thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong trường hợp người có địa điểm, cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác, thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 197. Ví dụ: A cho B thuê nhà để B sử dụng nhà làm nơi tiêm chích thuốc phiện cho C thì cả A và B đều phạm tội thuộc Điều 197 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp người biết người khác đang sử dụng ma túy trái phép lại chủ động đưa con nghiện về địa điểm nào đó để tiếp tục sử dụng, v.v.. nếu sự bắt gặp này hoàn toàn do ngẫu nhiên, không có sự chuẩn bị địa điểm trước, theo chúng tôi chỉ coi đây là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 76 - 77)