luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn và lý luận về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội phạm này như sau:
Thứ nhất, quy định rõ khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật. Hiện nay, Bộ luật hình sự hiện hành chưa có quy định cụ thể thế nào là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Bởi vậy, để phục vụ tốt hơn công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này, theo ý kiến cá nhân, chúng tôi cho rằng nên quy định rõ hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Điều 197 Bộ luật hình sự như sau:
1. Người nào có hành vi chỉ huy, phân công, điều hành người khác thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
b) Cung cấp chất ma túy (trừ hành vi bán trái phép chất ma túy) cho người khác để họ sử dụng;
c) Chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất, …) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
d) Chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm) không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
đ) Chuẩn bị dụng cụ. phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất, …) nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
e) Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất, …) nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
g) Tìm kiếm, lôi kéo người khác vào các tụ điểm sử dụng ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) ...
Thứ hai, đối với trường hợp "Phạm tội đối với phụ nữ có thai" quy định
tại điểm d khoản 1,2,3 Điều 104 và điểm a khoản 2 Điều 110 nên sửa cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 93, điểm d khoản 2 Điều 197, điểm đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự bằng cách bổ sung vào điểm d khoản 1, 2, 3 Điều 104, điểm a khoản 2 Điều 110 cụm từ "mà biết" trước cụm từ "đang có thai" để đảm bảo sự thống nhất trong Bộ luật hình sự. Còn đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự thì giữ nguyên là "Phạm tội đối với phụ nữ có thai". Như vậy, đối với tình tiết là yếu tố định tội, định khung hình phạt, trách nhiệm hình sự của người phạm tội bị tăng lên nhiều thì phải có đầy đủ cả hai yếu tố chủ quan và khách quan để phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Đối với trường hợp người bị xâm hại là phụ nữ có thai thật nhưng phạm tội không biết người mình xâm hại là phụ nữ có thai hoặc cố tình khai không biết nhưng không có cơ sở chứng minh hoặc không chứng minh được thì áp dụng theo điểm h khoản 1 Điều 48.
Thứ ba, bổ sung tình tiết định khung tăng nặng phạm tội "Đối với
người đang cai nghiện" tại điểm e khoản 2 Điều 197 Bộ luật hình sự. Trong đó cần bổ sung thêm đối tượng "vừa cai nghiện xong", thành "Đối với người đang cai nghiện hoặc vừa cai nghiện xong". Người vừa cai nghiện xong là người vừa hoàn thành việc cai nghiện ở trung tâm cai nghiện hoặc vừa cai nghiện xong tại nơi ở theo sự chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn.
Thứ tư, cần quy định rõ về định lượng ma túy trong vụ án tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy, ví dụ định lượng ma túy thể rắn là bao nhiêu gam trở lên, ở thể lỏng là bao nhiêu mililit trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Thông tư liên tịch số 17/2007TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã hướng dẫn cách tính tổng trọng lượng các chất ma túy trong trường hợp có từ hai chất ma túy trở lên nhưng cách tính rất phức tạp. Nếu ta quy đổi các chất ma túy khác nhau ra khối lượng tương đương với heroin hoặc thuốc phiện, ví dụ như quy ước 1 gam heroin = x gam nhựa thuốc phiện = y gam coca = z gam nhựa cần sa,… thì khi quyết định hình phạt sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Mặt khác, theo chúng tôi cách dùng thuật ngữ "số lượng" là không chính xác. Theo cách viết này thì "số lượng các chất ma túy" được hiểu là bao nhiêu chất, hai chất, ba chất hay bốn chất,… Nhưng điều này đã được khẳng định trước đó là "có từ chai chất ma túy trở lên" rồi. Ta thường dùng từ "số lượng" để chỉ số vật chất cùng loại, nhưng các chất ma túy nói trên thì gồm nhiều loại khác nhau và đơn vị tính khác nhau (ma túy ở thể rắn, lỏng). Do đó, nên sửa đổi từ "số lượng" thành từ "tổng định lượng" thì sẽ chính xác hơn.
Thứ năm, theo quy định của pháp luật về tội phạm ma túy thì trong trường
hợp người nghiện ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng một người khác không phải là con nghiện mà cung cấp các phương tiện cho người khác sử dụng thì lại bị coi là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Về khái niệm thế nào là "phương tiện" cũng chưa được giải thích rõ trong các quy định pháp luật. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, trong trường hợp này cũng không coi là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như trường hợp người bị nghiện cung cấp tiền mua ma túy hoặc cung cấp ma túy cho người khác sử dụng.