Bộ luật hình sự Nhật Bản

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 34)

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản ngày càng có những mối quan hệ mật thiết, không chỉ thể hiện bằng mối quan hệ kinh tế mà còn về mọi mặt như văn hóa, xã hội, xây dựng tương trợ pháp luật, v.v... Do vậy, việc nghiên cứu quy định pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là cần thiết.

Bộ luật hình sự của Nhật Bản được công bố ngày 24/4/1907 và có hiệu lực ngày 01/10/1908. Đây là một trong những bộ pháp điển cơ bản được cấu thành từ 06 văn bản luật. Bộ luật hình sự của Nhật Bản hiện hành được sửa đổi và bổ sung gần đây nhất là vào ngày 24/6/2011.

Bộ luật hình sự của Nhật Bản gồm có 40 Chương và 264 điều khoản cụ thể, trong đó nhóm tội phạm về ma túy được quy định tại Chương 14 với tên gọi là "Tội phạm về ma túy", gồm 06 điều như sau:

- Nhập khẩu ma túy (Điều 136): "Người nào nhập khẩu, sản xuất, bán ma túy hoặc tàng trữ với mục đích bán thì bị phạt tù trên 6 tháng đến dưới 7 năm" [20].

- Nhập khẩu dụng cụ dùng để sử dụng ma túy (Điều 137): "Người nào nhập khẩu, chế tạo, hoặc bán dụng cụ dùng để sử dụng ma túy hoặc tàng trữ để bán thì bị phạt tù trên 3 tháng đến dưới 5 năm" [20].

- Nhập khẩu ma túy bởi nhân viên hải quan (Điều 138): "Nhân viên hải quan nào nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu ma túy thì bị phạt tù trên 1 năm đến dưới 10 năm" [20].

- Sử dụng ma túy và cung cấp địa điểm (Điều 139): "1. Người nào hút hít á phiện thì bị phạt tù dưới 3 năm; 2. Người nào mưu toan lợi nhuận bằng cách cho thuê nhà hoặc phòng để sử dụng ma túy thì bị phạt tù trên 6 tháng đến dưới 7 năm" [20].

- Tàng trữ ma túy (Điều 140): "Người nào tàng trữ ma túy, hoặc tàng trữ dụng cụ để sử dụng ma túy thì bị phạt tù dưới 1 năm" [20].

- Phạm tội chưa đạt (Điều 141): "Phạm tội chưa đạt các tội được quy

định tại chương này cũng bị xử phạt [20].

Như vậy, về cơ bản, Bộ luật hình sự của Nhật Bản đã quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, đồng thời Bộ luật hình sự của Nhật Bản cũng có

nhiều tội phạm giống và tương đồng với Bộ luật hình sự của Việt Nam, ví dụ: các tội phạm về ma túy nói chung đều được quy định tại một chương cụ thể với tên gọi "Tội phạm về ma túy"; Điều 140 quy định về hành vi tàng trữ ma túy ma túy hoặc dụng cụ để sử dụng ma túy; Điều 136 quy định về hành vi sản xuất, bán ma túy; Điều 137 quy định về hành vi chế tạo, bán dụng cụ để sử dụng ma túy. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự của Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau: thứ nhất, trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản, tất cả những hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự của nói chung và trong Chương 14 "Tội phạm về ma túy" nói riêng không được các nhà làm luật đặt tên tội (tội danh) như trong Bộ luật hình sự của Việt Nam, các nhà làm luật chỉ mô tả hành vi phạm tội trong nội dung điều luật; thứ hai, không có các tình tiết tăng

nặng định khung hình phạt như trong Bộ luật hình sự của Việt Nam; thứ ba, khung hình phạt tối đa cho các tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản thấp hơn trong Bộ luật hình sự của Việt Nam, cao nhất là 10 năm tù, không có hình phạt tử hình; thứ tư, trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản,

ngoài Chương 7 và Chương 8 quy định cụ thể về "Phạm tội chưa đạt và miễn giảm hình phạt", thì trong Điều 141 các nhà làm luật lại quy định "phạm tội chưa đạt các tội được quy định tại chương này cũng bị xử phạt", nghĩa là những tội danh nào được áp dụng xét xử phạm tội chưa đạt thì sẽ có quy định riêng trong từng điều khoản; thứ năm, hành vi sử dụng ma túy trong Bộ luật

hình sự Nhật Bản vẫn bị xử phạt tù, trong Bộ luật hình sự của Việt Nam đã hủy bỏ mà chỉ xử phạt hành chính; thứ sáu, ngoài ra, có một số tội phạm đặc trưng khác với Bộ luật hình sự của Việt Nam có thể để các nhà làm luật nước ta tham khảo khi sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Bộ luật hình sự, ví dụ: Điều 136, 137 và Điều 138 quy định hành vi nhập khẩu ma túy, dụng cụ dùng để sử dụng ma túy. Điều 138 còn quy định chủ thể đặc biệt của hành vi nhập khẩu ma túy bới nhân viên hải quan.

Về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy không được quy định trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản, mà chỉ quy định hành vi cung cấp

địa điểm tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự của Nhật Bản: "Người nào mưu toan lợi nhuận bằng cách cho thuê nhà hoặc phòng để sử dụng ma túy thì bị phạt trên 6 tháng đến dưới 07 năm" [20]. Hành vi cung cấp địa điểm bằng cách cho thuê nhà hoặc phòng để sử dụng ma túy nhằm mục đích lợi nhuận có thể được hiểu gần giống với hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 34)