Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 197 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 65)

trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 197 Bộ luật hình sự

Theo khoản 3 Điều 197 Bộ luật hình sự, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

* Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người: Trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe người

khác cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 điều luật, chỉ khác ở mức độ gây tổn hại nghiêm trọng hơn là từ 61% trở lên hoặc gây chết người. Khi xem xét trường hợp này cần lưu ý hậu quả gây tổn hại sức khỏe và gây chết người là do hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy gây ra thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đối với hậu quả "gây chết người", người phạm tội đã cố ý đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vô ý với hậu quả chết người, cái chết của nạn nhân ngoài sự mong muốn của người phạm tội. Nếu người phạm tội mong muốn cho người mà mình tổ chức cho sử dụng trái phép chất ma túy chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197) và tội giết người (Điều 93).

* Gây tổn hại cho sức khỏe nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% quy định tại điểm e khoản 2 điều luật này, nhưng khác ở đối tượng bị gây tổn hại sức khỏe trong trường hợp này là "nhiều người". Theo Thông tư số 17/2007/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA hướng dẫn: Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% là trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên mà tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%.

Tuy nhiên có nhiều vướng mắc cần giải quyết trong trường hợp này là: nếu có từ 3 người trở lên bị tổn hại đến sức khỏe nhưng chỉ có một người có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn những người còn lại tuy tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của nhiều người cộng lại từ 31% đến 60% thì người phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 3 của điều luật không? Vấn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể. Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này người phạm tội vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 3 của điều luật này để đảm bảo tính công bằng của pháp luật và tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi.

* Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người: Tại điểm c khoản 6 mục II

Thông tư số 17/2007/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA quy định "gây bệnh nguy hiểm" cho nhiều người là gây bệnh cho từ hai người trở lên. Nếu có nhiều người bị gây bệnh nhưng chỉ có một người bị gây bệnh nguy hiểm thì chỉ thuộc trường hợp "gây bệnh nguy hiểm cho người khác" quy định tại điểm g khoản 2 của điều luật vì trường hợp này không thể áp dụng biện pháp cộng các bệnh không nguy hiểm của nhiều người để thành bệnh nguy hiểm của một người.

* Đối với trẻ em dưới 13 tuổi: Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên quy định tại điểm c khoản 2 của điều luật, chỉ cần xác định tuổi thật của người sử dụng chất ma túy mà không cần phải xác định ý thức chủ quan của người phạm tội có biết người mà họ tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới 13 tuổi hay không.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam (Trang 65)