Đây là một nguyên tắc đặc trưng trong bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Luật nhãn hiệu của Việt Nam và quốc tế. Nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là đăng ký ở nước nào thì chỉ có hiệu lực ở nước đó. Thông thường, các doanh nghiệp khi sản xuất hàng hóa đều tạo dựng cho hàng hóa một nhãn hiệu đặc trưng, mang tính riêng biệt, nhằm đánh dấu sự ra đời, tồn tại và phát triển của hàng hóa đó. Và để bảo vệ quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu đó, người ta phải đăng ký bảo hộ với các cơ quan có chức năng về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc bảo hộ chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ mà nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký. Khi hàng hóa được xuất đi bất kỳ một quốc gia nào khác, chủ nhãn hiệu phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước đó theo các quy định hiện hành.
Trong một số trường hợp, có xảy ra ngoại lệ là nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia nhưng lại có giá trị ở một nhóm các quốc gia. Có thể lấy ví dụ ở các quốc gia Đông Âu như nhãn hiệu BENELUX có thể được đăng ký ở một trong các nước Bỉ, Hà Lan, Lucxambua và có hiệu lực tại cả ba quốc gia này. Hay nhãn hiệu của Cộng đồng chung Châu Âu sẽ có hiệu lực cho tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu mặc dù chỉ cần đăng ký tại một quốc gia trong đó. Vấn đề ở đây là các quốc gia này áp dụng chung một điều luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nên phạm vi pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có hiểu là tương đương nhau. Tóm lại, nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là nguyên tắc lãnh thổ.