Nghị định thƣ Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 56)

Do những nhược điểm còn tồn tại của Thỏa ước Madrid khiến cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài đối với các doanh nghiệp vẫn còn những khó khăn nhất định, Nghị định thư Madrid ra đời đã giải quyết triệt để được những vấn đề hạn chế của Thỏa ước, đáp ứng nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đang tăng lên của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đơn đăng ký

Tương tự như đơn đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước, đơn đăng ký theo Nghị định thư cũng bao gồm những nội dung như đã nêu ở trên, tuy nhiên có các điểm thuận lợi hơn hẳn. Trước hết, đơn đăng ký theo Nghị định thư Madrid chỉ cần dựa trên một đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Việt Nam làm theo mẫu quy định. Điểm khác biệt ở đây là nhãn hiệu hàng hóa đó của doanh nghiệp không nhất thiết phải đang được bảo hộ tại Việt Nam. Như vậy

có nghĩa là người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư ngay sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam mà không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. Mặt khác, ngôn ngữ được sử dụng trong đơn có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp chứ không phải chỉ duy nhất Tiếng Pháp như quy định của Thỏa ước. Ngoài ra, nếu người nộp đơn yêu cầu chỉ định đăng ký quốc tế nhãn hiệu vào Cộng đồng Châu Âu thì phải chỉ ra ngôn ngữ thứ hai để giao dịch với Cơ quan nhãn hiệu của Cộng đồng Châu Âu ngoài Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp (trong số các ngôn ngữ sau: Ý, Tây Ban Nha, Đức).

Lệ phí

Lệ phí đăng ký theo Nghị định thư Madrid bao gồm lệ phí chung và tổng lệ phí riêng cho từng quốc gia chỉ định. Do lệ phí đăng ký còn bao gồm lệ phí riêng do từng quốc gia chỉ định quy định nên thông thường lệ phí đăng ký theo Nghị định thư sẽ cao hơn so với theo Thỏa ước Madrid.

Thủ tục và thời gian bảo hộ

Thủ tục nộp và xét nghiệm đơn theo Nghị định thư Madrid được quy định giống như theo Thỏa ước. Tuy nhiên, thời gian hiệu lực khi đăng ký theo Nghị định thư chỉ là 10 năm nhưng chủ sở hữu có thể gia hạn theo đúng quy định.

Sự phụ thuộc của đăng ký quốc tế với đăng ký quốc gia và khả năng nộp đơn thay thế

Cũng giống như Thỏa ước Madrid, đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư cũng phụ thuộc vào đăng ký quốc gia trong vòng 05 năm sau ngày đăng ký. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư có điểm tiến bộ là nếu một đăng ký quốc tế bị hủy bỏ vì "tấn công trung tâm" thì trong vòng 3 tháng, chủ nhãn hiệu có thể thay thế bằng việc nộp một đơn đăng ký cùng nhãn hiệu tại nước thành viên đó và giữ được ngày ưu tiên, đơn sẽ được xem xét như một đơn bình thường nộp tại nước đó.

Như vậy, kể từ ngày 11/07/2006, người nộp đơn Việt Nam có thể nộp đơn quốc tế ngay khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ mà không phải đợi đến khi đơn quốc gia được chấp nhận và cấp bằng. Do đó, thời gian chờ để được bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hóa sẽ chỉ mất 1 đến 2 năm thay vì 2 đến 4 năm như trước đây. Ngoài ra, một ưu điểm nổi bật khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư là tất cả các khu vực và quốc gia thương mại tiềm năng của Việt Nam đều là thành viên của Nghị định thư nên doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu khi muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các thị trường đó.

Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu và đã có những thành công đáng kể trên thị trường quốc tế. Trong số các doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid, không chỉ có các doanh nghiệp lớn với những nhãn hiệu đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong nước như: Vinamilk cho sản phẩm sữa; Sài Gòn cho sản phẩm bia; Minh Long cho sản phẩm gốm sứ; Vinataba cho sản phẩm thuốc lá; Kymdan cho sản phẩm đệm mút; Hồng Hà cho các loại văn phòng phẩm; Thiên Long cho sản phẩm bút; Biti’s cho sản phẩm giày, dép; Miliket cho sản phẩm mì tôm; Vinacafe cho sản phẩm cà phê; Vinatea cho sản phẩm chè; Traphaco cho các sản phẩm dược… mà còn có những nhãn hiệu dường như chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến như: cà phê Mỹ Lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Lệ (Tỉnh Bình Phước), giày dép Tuấn Kiệt của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại Tân Tuấn Kiệt (Thành phố Hồ Chí Minh); trà Trâm Anh của Doanh nghiệp Trâm Anh (Tỉnh Lâm Đồng)...

Một trong những ví dụ điển hình về sự nỗ lực tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế là thương hiệu "Minh Long" của Công ty gốm sứ Minh Long I. Hiện tại, sản phẩm gốm sứ Minh Long không chỉ chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường trong mà còn chiếm lĩnh được các thị trường lớn như Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ…

Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, ngay từ năm 2000, Công ty Minh Long đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid cho các sản phẩm gốm sứ và chỉ định đăng ký tại 16 quốc gia chủ yếu là các nước có nền công nghiệp gốm sứ phát triển như Pháp, Đức, Cộng hòa Sec, Nga, Hungary… Chính nhờ ý thức tạo dựng và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như sự quyết tâm của doanh nghiệp mà Công ty gốm sứ Minh Long không gặp phải những thua thiệt khi thâm nhập thị trường nước ngoài mặc dù các loại sản phẩm của Công ty là nhóm sản phẩm rất dễ bị làm giả, làm nhái.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)