Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 31 - 32)

cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản vô hình quý giá bậc nhất của doanh nghiệp, là đối tượng sở hữu công nghiệp gắn chặt nhất với quá trình lưu thông hàng hóa. Thông qua nhãn hiệu hàng hóa, nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa của mình sản xuất khi đưa ra thị trường, có thể quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh lưu thông, tăng doanh số hàng hóa của mình. Và cũng chính thông qua nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu, sở thích, yêu cầu chất lượng và khả năng tài chính của mình. Đó chính là nguyên cớ để các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng đầu tư tiền của và công sức nhằm xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa uy tín. Tuy nhiên, để tạo ra được một nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, nhà sản xuất phải có sự đầu tư về sản phẩm. nhãn hiệu hàng hóa có uy tín thường đi kèm với hàng hóa, dịch vụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Và để đạt được lợi ích kinh doanh đó, nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, củng cố chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của những người tiêu dùng thông minh và khó tính. Và như vậy, nhãn hiệu hàng hóa trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, tạo nên uy tín và sự phát triển của các nhà kinh doanh.

Vậy có thể thấy việc sử dụng đúng đắn chức năng của nhãn hiệu hàng hóa theo đúng pháp luật sẽ tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế do ham lợi, muốn đạt lợi nhuận nhanh chóng và bằng mọi cách rẻ nhất, người ta đã làm hàng giả, bắt chước hoặc nhái theo các nhãn hiệu đã được công chúng ưa chuộng để sản xuất các hàng hóa kém chất lượng và bán với giá rẻ hơn. Hậu

quả được đổ lên đầu cả người tiêu dùng, nhà sản xuất lẫn toàn bộ nền kinh tế. Người tiêu dùng thiếu lòng tin vào chất lượng và uy tín sản phẩm khiến nhà sản xuất không muốn đầu tư sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu của mình, và nền kinh tế đương nhiên bị triệt tiêu sức sản xuất. Thị trường sẽ không còn bình đẳng cho mọi doanh nghiệp khi sản phẩm của những kẻ làm nhái, làm giả được mang thương hiệu nổi tiếng dù không cần thời gian cũng như chi phí đầu tư lại bán được với giá rẻ có thể cạnh tranh với những sản phẩm của trí tuệ.

Trước thực tế đó, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa, tạo cho họ một sân chơi lành mạnh giữa những nhà sản xuất đúng nghĩa với những sản phẩm của trí tuệ thực sự. Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm, dịch vụ tương tự không bảo hộ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đồng nghĩa với việc người đăng ký được chứng nhận quyền sở hữu cũng như ngăn chặn mọi sự xâm phạm bất hợp pháp của bên thứ ba đối với nhãn hiệu hàng hóa của họ.

Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không thỏa đáng có thể được xem là cạnh tranh thiếu lành mạnh và là rào cản đối với việc mở cửa thị trường. Trong một số trường hợp, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thực chất là việc bảo hộ sản xuất trong nước, chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm quốc tế vào thị trường trong nước. Vụ kiện cá tra, cá basa và nhãn hiệu CATFISH chính là bài học đắt giá về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)