Về phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 77)

Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Một là, bổ sung một số quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu

hàng hóa trên Internet.

Khoản 5 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ đã công nhận cả trường hợp sử dụng thực tế và sử dụng danh nghĩa nhãn hiệu. Tuy nhiên, ở đây nhà làm luật không đề cập tới một vấn đề là sử dụng nhãn hiệu trên Internet. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và những kỹ năng giao dịch thương mại mới, chủ thể kinh doanh có thể duy trì hình thức sử dụng nhãn hiệu trên Internet - một hình thức sử dụng với những đặc trưng nhất định xuất phát từ đặc thù của mạng thông tin liên lạc này (chẳng hạn, tính chất toàn cầu của hình thức sử dụng không có giới hạn về lãnh thổ khó xác định người sử dụng trái phép nhãn hiệu…) Từ đó sẽ xuất hiện một loạt những vấn đề nảy sinh. Vì thế, Luật Sở hữu trí tuệ nên bổ sung những quy định cụ thể để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc sử dụng trên Internet tại Việt Nam, những đối tượng sở hữu trí tuệ và tên miền trong tương quan với những quy định về giao dịch điện tử.

Hai là, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong biện pháp kiện dân sự

Trên thực tế, khi tiến hành các vụ kiện dân sự về xâm phạm nhãn hiệu, các Tòa án thường không áp dụng các biện pháp tạm thời, vì vậy, trong khi xem xét hành vi bị khởi kiện có dấu hiệu xâm phạm hay không thì hàng hóa mang nhãn hiệu đó vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường, vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu đang bị xâm phạm. Thêm nữa, thời điểm chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Tòa án có thể ra quyết định áp dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là tương đối muộn.

Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…". Theo đó, thời điểm chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là khi nộp đơn khởi kiện hoặc sau khi nộp đơn khởi kiện. Điều này rất có thể dẫn đến hậu quả là người xâm phạm biết trước được họ bị khởi kiện và có thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của mình, họ sẽ kịp thời tẩu tán tài sản, xoá mọi vết tích khiến cho việc chứng minh hành vi xâm phạm gặp khó khăn.

Chúng tôi xin được đề xuất bổ sung quy định tại Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng, không cần phải thông báo cho chủ thể xâm phạm biết, trước cả khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện. Và chủ sở hữu khi yêu cầu cũng bị ràng buộc trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại nếu yêu cầu sai theo quy định của Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ. Sau khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu áp dụng phải tiến hành khởi kiện người bị coi là xâm phạm ngay để giải quyết hậu quả, nếu không Tòa án sẽ thu hồi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong khi áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Điều 34 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới:

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải qua đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ [4].

Như vậy, cơ quan Hải quan chỉ có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu theo yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu. Quy định này gây ra một tồn tại trên thực tế hiện nay là: Cơ quan Hải quan không có quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù cơ quan hải quan có được các thông tin đáng tin cậy về hành vi xâm phạm. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất bổ sung Điều 34, 35 Nghị định 105 quy định: cơ quan Hải quan có thẩm quyền chủ động tạm dừng thủ tục thông quan hàng hóa khi có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Cũng cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan hải quan trong trường hợp tạm dừng làm thủ tục hải quan một cách tùy tiện, không có cơ sở.

Bốn là, tăng cường vai trò của Tòa án nhân dân trong việc thực thi pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng. Theo đó, nên thành lập các Tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Đây là cách làm được nhiều nước áp dụng như Thái Lan, Trung Quốc và đã thu được những kết quả tích cực. Các Tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ không nhất thiết phải được thành lập ở tất các các tỉnh, thành phố mà chỉ nên tập trung ở một số khu vực nhất định. Các Tòa chuyên trách này sẽ xét xử sơ

thẩm các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ theo địa bàn thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Việc xét xử phúc thẩm sẽ do Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm với việc tăng cường các thẩm phán chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Thành lập Tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ cho phép chúng ta chuyên môn hóa công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa và công tác đào tạo thẩm phán chuyên trách về sở hữu trí tuệ.

Năm là, trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ nên đa

dạng hóa các hình thức nộp đơn, rút ngắn quy trình đăng ký, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể có thể tra cứu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa một cách nhanh chóng nhất.

Sáu là, ở Việt Nam từ trước đến nay, biện pháp bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện phổ biến là biện pháp xử phạt hành chính. Vì thế, trong tương lai chúng ta cần tăng cường sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp tại hệ thống Tòa án nhân dân. Biện pháp này có nhiều ưu điểm vì nó có khả năng phục hồi thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa ở mức tối đa, đồng thời nó có tính răn đe cao vì chế tài áp dụng cho chủ thể vi phạm nghiêm khắc hơn nhiều so với biện pháp xử phạt hành chính.

Bảy là, tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật về bảo

hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để họ có thể thực hiện tốt của công việc của mình.

Tám là, nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật bảo hộ nhãn

hiệu hàng hóa nói riêng đối với người dân bằng cách thường xuyên thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 77)