Đảm bảo cho doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 39 - 40)

chắc trên thị trường quốc tế

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tăng lên, hoạt động xuất khẩu ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Bạn bè quốc tế đã ít nhiều biết đến sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp có một vị thế chắc chắn ở thị trường nước ngoài, mặc dù họ vốn là những doanh nghiệp có tiếng tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chuyên tâm vào việc đầu tư về chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu để xuất khẩu mà lãng quên bảo vệ và giữ gìn thương hiệu bằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, quên rằng họ đang bước vào sân chơi kinh tế toàn cầu với những luật lệ chặt chẽ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Thông thường các nhà sản xuất Việt Nam không nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài nên tình trạng bị chiếm đoạt nhãn hiệu, xuất hiện hàng giả, hàng nhái là không hiếm. Xuất khẩu hàng hóa ở một thị trường mới đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới ở một thị trường mới. Việc đầu tư xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa tương tự như tại thị trường trong nước, thậm chí mang tầm quan trọng cao hơn. nhãn hiệu hàng hóa luôn là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt với hoạt động xuất khẩu, nơi hàng hóa lần đầu tiên được ra mắt thị trường, nhãn hiệu hàng hóa là một công cụ hữu hiệu cho việc xâm nhập thị trường.

Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài một cách kịp thời là việc làm cần thiết của các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài là một yêu cầu mang tính bắt buộc bởi nhãn hiệu hàng hóa mang tính lãnh thổ. Muốn bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời ngăn chặn mọi tình trạng xâm phạm bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu. Đó chính là cách thức doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa. Có nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có điều kiện để xâm nhập, tạo lập, từ đó giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu.

Do đó, cũng giống như hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường xuất khẩu sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)