Có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ lợi ích quốc gia

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

Vì việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chỉ mang tính lãnh thổ nên một nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ đầy đủ ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó.

Như vậy, trong trường hợp các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nếu các doanh nghiệp chưa kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó thì rất dễ xuất hiện hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể bị đối tác hoặc các doanh nghiệp khác trên thị trường nước ngoài đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình tại thị trường đó. Khi đó, việc xuất khẩu hàng hóa với nhãn hiệu hàng hóa đó của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ trở thành hành vi phạm pháp vì đương nhiên, doanh nghiệp Việt Nam bị cấm xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ với nhãn hiệu hàng hóa đã được doanh nghiệp khác đăng ký. Trên thực tế những năm vừa qua, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc xây dựng các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đưa những sản phẩm này ra thị trường nước ngoài, họ, một phần vì thiếu hiểu biết, một phần vì chậm chân đã để các doanh nghiệp nước ngoài chiếm đoạt mất nhãn hiệu hàng hóa của mình đơn giản chỉ bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường xuất khẩu. Kết quả tất yếu là chúng ta mất đi thị trường tiềm năng ở nước ngoài. Điều này thực sự là một tổn thất đối với nền kinh tế Việt Nam khi mà tổng thu nhập quốc dân phần lớn là đóng góp doanh thu của các ngành có sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài ra, pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc tài sản của họ khi đầu tư vào một nước có được pháp luật bảo hộ hay không, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa. Nếu đứng trước thực trạng nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ hoặc bảo hộ kém hiệu quả, họ luôn dự kiến được khả năng sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình sẽ bị sao chép, làm giả hoặc sẽ có rất nhiều nhãn hiệu tương tự gắn lên các sản phẩm cùng loại được bán với giá rẻ thì nhiều khả năng là họ sẽ lựa chọn một quốc gia khác nơi mà nhãn hiệu hàng hóa của họ được bảo hộ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)