ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA THEO CÔNG ƢỚC PARIS (ĐĂNG KÝ TRỰC TIẾP TẠI TỪNG QUỐC GIA)

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 44 - 50)

(ĐĂNG KÝ TRỰC TIẾP TẠI TỪNG QUỐC GIA)

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) được ký kết ngày 20-3-1883 tại Paris, được xem xét lại tại Brussels năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại London năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi năm 1979.

Theo Công ước Paris đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Các quy định của Công ước Paris đề cập đến 4 vấn đề lớn đó là: nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền ưu tiên; một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ; và các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.

Do Công ước Paris quy định nguyên tắc đối xử quốc gia và quyền ưu tiên nên doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu của mình tại các nước thành viên của Công ước và được hưởng sự bảo hộ đối với nhãn hiệu đó như công dân của nước sở tại mà không có sự phân biệt đối xử. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình tại bất kỳ nước thành viên nào của Công ước và các đơn nộp sau sẽ được xem là nộp cùng ngày tại Cục Sở hữu trí tuệ (nguyên tắc quyền ưu tiên). Điều đó giúp cho doanh nghiệp khi muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình ở một số nước không phải nộp đồng thời tất cả các đơn ở Việt Nam và các nước khác mà có đến 6 tháng để quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình ở những nước nào rồi mới tiến hành.

Hình thức đăng ký trực tiếp này được áp dụng trong trường hợp quốc gia, nơi mà chủ nhãn hiệu muốn nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ là thành viên của Công ước Paris mà không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid. Hiện nay, số các quốc gia thành viên là rất lớn, bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada…

Những việc doanh nghiệp cần phải làm để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài theo hình thức đăng ký trực tiếp

Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài, doanh nghiệp phải làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đó tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận là hợp lệ, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký cho cơ quan sở hữu công nghiệp của nước mà doanh nghiệp muốn nhãn hiệu được bảo hộ.

Là chủ thể nước ngoài, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành các thủ tục làm và nộp đơn đăng ký cũng như các thủ tục liên quan khác thông qua một đại diện sở hữu công nghiệp ở nước mà doanh nghiệp muốn bảo hộ.

Trong trường hợp doanh nghiệp có Cơ sở kinh doanh, Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện hoạt động thực sự tại nước đó thì có thể đăng ký trực tiếp với cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia, nhưng vẫn cần đến sự trợ giúp của người đại diện sở hữu công nghiệp ở nước sở tại nhằm giúp cho doanh nghiệp tránh được những khó khăn do thiếu kiến thức về pháp luật nhãn hiệu hàng hóa hiện hành cũng như đáp ứng các yêu cầu của cơ quan sở hữu công nghiệp trong quá trình xét, đăng ký tại nước đó.

Trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài, doanh nghiệp cần nhờ đến sự trợ giúp của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp trong nước do đây là một việc làm hết sức phức tạp cần có những tư vấn để tránh những sai sót không đáng có. Các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong nước thường có các chuyên gia am hiểu luật pháp và cách thức tiến hành việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài có thể tư vấn cho doanh nghiệp những gì cần làm để việc đăng ký được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả. Ngoài ra, các tổ chức này còn có quan hệ với các đại diện sở hữu công nghiệp ở nước ngoài nên có thể giới thiệu cho doanh nghiệp những đại diện có khả năng làm tốt các công việc được doanh nghiệp ủy quyền với chi phí hợp lý.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) là thành viên của nhiều hiệp ước quốc tế liên quan đến bảo hộ Sở hữu trí tuệ trong đó có Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, thỏa ước NICE về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ. Những người nào là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và thực sự muốn sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó trong thương mại Mỹ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ. Người nộp đơn có thể dựa vào một trong các căn cứ sau để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ:

- Nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại Mỹ; - Có ý định sử dụng trong thương mại Mỹ;

- Nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký tại một nước thành viên của Công ước Paris, hoặc nước là thành viên của một Thỏa ước quốc tế về nhãn hiệu mà Mỹ công nhận;

- Nhãn hiệu đã được đăng ký tại nước xuất xứ của người nộp đơn. Ngoài cách nộp trực tiếp, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ bằng cách nộp đơn trực tuyến qua mạng, tại website www.uspto.gov của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cơ quan này. Một đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chỉ được nộp cho một nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là nếu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu thuộc nhiều nhóm phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ thì người nộp đơn sẽ chỉ cần nộp một đơn.

Thủ tục nộp đơn

Tài liệu và thông tin chung - 01 mẫu nhãn hiệu xin đăng ký;

- Danh mục cụ thể hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (kèm theo phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ (nếu biết);

- Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và quốc tịch của người nộp đơn; Ngoài các tài liệu và thông tin trên, tùy thuộc vào căn cứ nộp đơn, người nộp đơn phải cung cấp thêm các tài liệu và thông tin tương ứng sau:

- Nếu căn cứ nộp đơn là nhãn hiệu đã được sử dụng:

Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn là nhãn hiệu đã được sử dụng, đồng thời nêu rõ ngày nhãn hiệu được sử dụng lần đầu tiên trong thương mại ở Mỹ, ngày nhãn hiệu được sử dụng lần đầu tiên ở bất kỳ đâu;

Nhãn sản phẩm, mẫu bao bì, hoặc ảnh chụp hàng hóa thuộc nhóm sản phẩm có chứa nhãn hiệu, hoặc ảnh chụp quảng cáo dịch vụ mỗi nhóm có gắn

nhãn hiệu dịch vụ, để chứng minh nhãn hiệu đã được sử dụng trong thực tế (được nộp kèm theo đơn).

- Nếu căn cứ nộp đơn là có ý định sử dụng nhãn hiệu:

Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn rằng có ý định sử dụng trung thực nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ.

- Nếu căn cứ nộp đơn là đơn đã nộp ở nước khác

Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn rằng có ý định sử dụng trung thực nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ;

Nêu rõ trong đơn tên nước, số đơn, ngày nộp đơn của đơn nộp trước; Bản sao công chứng các đơn đã nộp.

- Nếu căn cứ nộp đơn là nhãn hiệu đã được đăng ký ở nước xuất xứ của người nộp đơn

Người nộp đơn phải tuyên bố trong đơn rằng có ý định sử dụng trung thực nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ;

Nêu rõ trong đơn tên nước, số đăng ký, ngày đăng ký của nhãn hiệu; Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Xét nghiệm đơn

Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Mỹ (Cơ quan đăng ký) sẽ tiến hành xét nghiệm đơn trong vòng 05 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn được gửi đến qua Internet, ngày nộp đơn là ngày đơn đến được máy chủ của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Mỹ. Nếu đơn được gửi qua bưu điện, ngày nộp đơn là ngày tài liệu được gửi tại bưu điện, thể hiện trên dấu gửi thư đi, trong trường hợp không xác định được ngày gửi thì ngày Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Mỹ nhận được đơn sẽ là nộp đơn.

Trong quá trình xét nghiệm, nếu thấy đơn cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cơ quan Sáng chế và

nhãn hiệu hàng hóa thông báo kết quả xét nghiệm đơn, nêu rõ ý kiến của xét nghiệm viên. Người nộp đơn phải trả lời Thông báo kết quả xét nghiệm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ra thông báo đó, nếu không thì đơn sẽ được coi như bị từ bỏ.

Nếu đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, xét nghiệm viên sẽ đồng ý chuyển đơn sang giai đoạn công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hóa để bất cứ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu.

Phản đối đơn

Sau khi đơn nhãn hiệu được công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hóa, trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố, bất kỳ người nào tin tưởng rằng việc đăng ký nhãn hiệu sẽ gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình đều có quyền nộp đơn phản đối đăng ký nhãn hiệu lên Ủy ban giải quyết khiếu nại nhãn hiệu hàng hóa của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa. Người phản đối phải nêu rõ lý do phản đối và nộp lệ phí phản đối.

Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc thông báo chấp thuận

Nếu không có đơn phản đối hoặc đơn phản đối không được chấp thuận, đơn sẽ được chuyển sang giai đoạn đăng ký, theo đó:

Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa trong vòng 12 tuần sau khi nhãn hiệu được công bố đối với các nhãn hiệu đăng ký dựa trên cơ sở đã được sử dụng trong thương mại hoặc dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế.

Nếu nhãn hiệu được đăng ký dựa trên cơ sở ý định sử dụng, cũng trong khoảng thời gian trên, Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa sẽ công bố "Thông báo chấp thuận". Sau đó, người nộp đơn có 06 tháng kể từ ngày "Thông báo chấp thuận" để:

- Sử dụng nhãn hiệu trong thương mại và đệ trình Tuyên bố sử dụng; - Đề nghị gia hạn 06 tháng để nộp Tuyên bố sử dụng.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký.

Đăng ký có thể được gia hạn, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định.

Việc xin gia hạn nói trên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm. Việc gia hạn có thể thực hiện trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

- Nhãn hiệu không được sử dụng

Trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký Trong vòng 05 năm kể từ ngày công bố.

- Nhãn hiệu đăng ký trở thành tên chung cho hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu không còn khả năng phân biệt.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)