Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 76 - 77)

nƣớc ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế

Tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam là họ ít khi tìm hiểu kỹ về thị trường xuất khẩu mà mình đang hoặc dự định xuất khẩu. Sai lầm của các doanh nghiệp Việt Nam là họ chỉ chú trọng sản xuất và tìm đối tác để xuất hàng mà không tìm hiểu về pháp luật nói chung cũng như pháp luật về sở hữu trí tuệ và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng tại các thị trường xuất khẩu đó. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi bị mất nhãn hiệu vẫn còn lúng túng vì họ cho rằng nhãn hiệu của mình là do mình nghĩ ra, do mình phát triển thì làm sao có thể mất được (bà Elaine - cố vấn pháp lý Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ). Do vậy, vẫn còn tồn tại nhiều vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ.

Mặc dù Nhà nước và các cơ quan chức năng đã xây dựng các chương trình nhằm phổ biến kiến thức về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài, quy định và các thủ tục nhưng các chương trình này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng đến toàn bộ cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hoặc trong một số trường hợp các doanh nghiệp được tiếp cận với kiến thức về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài nhưng họ lại thiếu quan tâm dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết.

Hiện nay, hệ thống các công ty Luật với các chuyên gia về sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài đang hoạt động rất hiệu quả, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin nhằm nâng cao hiểu biết về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài để bảo vệ chính họ trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 76 - 77)