Thức của các doanh nghiệp trong việc chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nƣớc ngoài vẫn còn yếu kém

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 75 - 76)

bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nƣớc ngoài vẫn còn yếu kém

Thực tế hiện nay là ý thức chủ động trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là còn rất kém. Không phải doanh nghiệp nào cũng coi nhãn hiệu hàng hóa của mình là tài sản vô hình của doanh nghiệp, không chuẩn bị các điều kiện cần thiết - nhất là về pháp lý để bảo vệ, củng cố và phát triển nhãn hiệu hàng hóa của mình [12]. Nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào giá trị hàng xuất khẩu đi nước ngoài mỗi năm mà không chủ động tạo lập một vị thế vững chắc và lâu dài cho hàng hóa ở thị trường nước ngoài bằng các biện pháp bảo hộ mà đầu tiên là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Chỉ khi nhãn hiệu của chính họ bị chiếm dụng bởi các đối thủ cạnh tranh hay chính đối tác làm ăn của họ, các doanh nghiệp mới nhìn nhận được tầm quan trọng khi đã tổn hại quá nhiều trong các vụ kiện cáo để gìn giữ thương hiệu của mình.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madrid với nhiều điều kiện thuận lợi về thủ tục và chi phí nhưng số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài vẫn không tăng lên rõ rệt. Thực trạng này cần được

cải thiện sớm vì nếu không doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất rất nhiều tiền của, thời gian và công sức để đòi lại hoặc tạo dựng lại nhãn hiệu của chính mình trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)