Số lƣợng đơn đăng ký và nhãn hiệu đƣợc bảo hộ ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 71)

ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp

Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn không ngừng tăng trưởng. Hầu hết, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh mọi lĩnh vực ngành nghề đều đã có đại diện xuất khẩu hàng hóa ra ngoài thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu đóng góp một phần quan trọng và chủ yếu trong tổng thu nhập quốc dân thì chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu lại thiếu hiểu biết về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ và phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã sai lầm khi chỉ biết cố gắng xây dựng cho thương hiệu mà không biết cách bảo vệ và giữ gìn thương hiệu bằng việc làm chẳng lạ lẫm gì: đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ tại nước ngoài. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài được xem như là một hành động đương nhiên trong chiến lược đưa hàng hóa ra nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu bởi điều này đóng một vai trò rất quan trọng dẫn đến thành công cho doanh nghiệp.

Nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với một việc làm mang tính cấp thiết hàng đầu là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở

nước ngoài. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ thì số doanh nghiệp đăng ký qua hệ thống Madrid là hơn 200 nhãn hiệu. Đây là con số khá khiêm tốn cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu trong vấn đề này thực sự rất mờ nhạt. Tuy con số các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài trong năm 2007 đã có sự gia tăng so với con số xấp xỉ 1000 doanh nghiệp của năm 2006 nhưng đây vẫn là một số lượng rất ít ỏi. Có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp ra thị trường nước ngoài là vài chục nghìn doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp cũng như số lượng nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài chỉ hơn 1500 nhãn hiệu như nêu trên là một tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi các nước được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhiều nhất là các nước ASEAN và Hoa Kỳ thì số thống kê tổng quát cho thấy: số nhãn hiệu mà doanh nghiệp Việt Nam xin đăng ký ở 2 khu vực thị trường này chỉ bằng khoảng 10-15% số lượng đơn đăng ký của các nước này tại thị trường Việt Nam. Điều đó cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp còn quá thấp so với các doanh nghiệp nước bạn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn phó thác hàng hóa và việc quảng bá hàng hóa của mình cho các nhà phân phối ở nước ngoài mà quên mất việc phải xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa của mình ở nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng nhãn hiệu hàng hóa dễ bị xâm hại, hàng hóa dễ bị làm giả ở nước ngoài hoặc thậm chí bị chính các nhà phân phối chiếm đoạt nhãn hiệu đó. Điển hình cho trường hợp này có thể nói đến là sản phẩm bánh phồng tôm Sa Giang của Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang (SAGIMEXCO). Bánh phồng tôm Sa Giang là sản phẩm có uy tín lâu năm được tiêu dùng rộng rãi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Pháp và các nước Châu Âu. Năm 1987, nhãn hiệu này được công ty đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, tuy nhiên, công ty đã không thực hiện việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Lợi dụng điều đó, nhà phân phối sản phẩm này tại Pháp đã đề

nghị bằng văn bản cho họ đăng ký sản phẩm này tại Pháp và một số nước Châu Âu nhằm bảo vệ thị trường. Đề nghị này được Công ty Sa Giang đồng ý. Kết quả là nhà phân phối sản phẩm tại Pháp đã được cấp độc quyền nhãn hiệu "Sa Giang" của sản phẩm bánh phồng tôm tại Pháp và một số nước Châu Âu. Nắm được chủ quyền đối với nhãn hiệu "Sa Giang", nhà phân phối quay lại yêu cầu SAGIMEXCO phải giảm đáng kể giá của các mặt hàng bánh phồng tôm xuất khẩu và kèm theo một loạt những điều kiện bất lợi khác cho công ty nhằm mục đích kiếm lời cho nhà phân phối. Khi SAGIMEXCO không chấp thuận những yêu cầu đó, ngay lập tức công ty phân phối này tuyên bố không cho phép SAGIMEXCO được xuất hàng vào Pháp và thị trường Châu Âu với lý do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu "Sa Giang". Kết quả là SAGIMEXCO đã phải thực hiện việc thu hàng về tiêu thụ trong thị trường nội địa và phải tốn kém rất nhiều tiền của và thời gian, SAGIMEXCO mới đòi lại được quyền đối với nhãn hiệu nói trên. Đây là bài học cho những doanh nghiệp thiếu hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài cũng như quá tin tưởng vào đối tác làm ăn mà đánh mất nhãn hiệu hàng hóa của chính mình.

Ngoài Sa Giang, công ty Bia Sài Gòn với sản phẩm "Bia Sài Gòn" cũng bị công ty Heritage Beverage (Mỹ) đăng ký tại thị trường Mỹ, nhãn hiệu Vifon, Miss Sài Gòn, Vĩnh Hảo, Bến Tre… cũng chung số phận. Các nhãn hiệu này đã được bảo hộ tại Việt Nam nhưng chủ sở hữu nhãn hiệu lại không kịp thời bảo hộ nhãn hiệu đó ở nước ngoài nhất là những nước gần Việt Nam, mặc dù họ biết hàng hóa của mình đã được xuất khẩu và được ưa chuộng ở nước đó. Hậu quả là các nhãn hiệu đó đã bị chính các đổi thủ cạnh tranh hoặc chính những người bản xứ trước kia là nhà phân phối các sản phẩm đó đứng ra đăng ký, chiếm đoạt quyền đối với nhãn hiệu đó tại nước ngoài. Theo pháp luật của bất kỳ quốc gia nào thì nhãn hiệu hàng hóa là tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ họ đăng ký và có quyền ngăn cấm bất kỳ ai bán sản phẩm mang nhãn hiệu đó.

Chính vì thế mà khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng trên sang thị trường nước ngoài, các sản phẩm đó đã bị tạm giữ và tịch thu khiến công việc xuất khẩu bị đình trệ, doanh nghiệp mất nhãn hiệu phải tiến hành kiện tụng hoặc từ bỏ thị trường hoặc tìm một nhãn hiệu khác để đăng ký [12].

Một thực trạng cũng đáng lo ngại không kém đang diễn ra hiện nay tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là họ còn quá bị động trong việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Có thể nói, khi bắt tay vào công cuộc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, việc đầu tiên doanh nghiệp nên nghĩ đến là đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu hàng hóa của các sản phẩm đang dự định được xuất khẩu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài gần như là một hành động đương nhiên trong chiến lược đưa hàng hóa ra nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu bởi điều này đóng một vai trò rất quan trọng dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ kịp nghĩ đến vấn đề này khi nhãn hiệu hàng hóa của họ đã bị các doanh nghiệp khác chiếm đoạt hoặc hàng hóa bị làm giả tràn lan khiến việc xuất khẩu bị đình trệ hoặc khi các doanh nghiệp và hàng hóa của họ đã có những danh tiếng nhất định trên thị trường nước ngoài.Sự chậm trễ và bị động này thực sự nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi đó, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có nguy cơ bị chiếm dụng từ các doanh nghiệp khác hoặc thậm chí là bị đánh mất hoàn toàn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm nên khi bị xâm hại, muốn chứng minh quyền sở hữu với nhãn hiệu hàng hóa thì doanh nghiệp thường không có đủ tài liệu. Chi phí đổ vào các vụ kiện nhằm giành lại quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa có thể khiến tài chính của doanh nghiệp bị cạn kiệt.

Trên thực tế cũng có một số ít doanh nghiệp xuất khẩu sớm nắm bắt được quy luật kinh tế của thị trường thế giới hiện nay và kịp thời nhận thức về

tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài. Các doanh nghiệp như Trung Nguyên đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "COFFEE G7" tại 42 nước trên thế giới (le&le.com.vn), đệm mút Kymdan đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu "KYMDAN" tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (kymdan.com), công ty Vifon Việt Nam đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại hơn 20 nước trên thế giới... Đây là một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ và phát triển hoạt động kinh doanh của chính mình trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, với khoảng 20% nhãn hiệu đã được bảo hộ trong số hơn 20.000 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu thì số lượng các doanh nghiệp có tầm nhìn xa trông rộng như Kymdan hay Trung Nguyên là quá ít.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng, tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá yếu kém. Mặc dù số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không nhiều nhưng đã có hàng loạt vụ kiện liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam tốn không ít tiền của, thời gian và công sức nhằm giành lại quyền sở hữu đối với chính nhãn hiệu của mình. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc nắm bắt quy luật cạnh tranh trên thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự yếu kém này là nguyên nhân dẫn đến những thua thiệt không đáng có của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tình hình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam ở hai thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện nay đang giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở hầu hết mọi ngành nghề xuất khẩu. Tuy nhiên, số lượng nhãn

hiệu được các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ ở thị trường này còn rất ít. Thống kê năm 2005 cho thấy, số nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở Hoa Kỳ chỉ mới dừng lại ở 168 nhãn hiệu. Trong khi đó, tổng số nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam có xuất xứ Hoa Kỳ là 5469, riêng trong năm 2006,số lượng này là 1268 đơn. Hoa Kỳ là quốc gia có số nhãn hiệu đăng ký bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam.

Cho đến trước ngày 11/07/2006, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ vẫn phải nộp đơn đăng ký trực tiếp với thủ tục khá phức tạp và chi phí tương đối cao. Điều này khiến không ít các doanh nghiệp e ngại khi tiếp cận với các quy định luật pháp của thị trường vốn rất khó tính này.

Theo thống kê thì Hoa Kỳ là quốc gia mà các nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam bị chiếm đoạt nhiều nhất. Hầu hết những nhãn hiệu nổi tiếng như: "Trung Nguyên", "Petrolimex"… đều bị đăng ký ở Mỹ bởi một người khác. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp tục tồn tại chỉ có thể theo đuổi các vụ kiện để đòi lại nhãn hiệu của chính mình.

Đây thực sự là tình trạng đáng tiếc của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường Mỹ mà nguyên nhân chủ yếu chính là nhận thức còn yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình ở thị trường Mỹ.

Thị trường các nước ASEAN

Năm 2006, Việt Nam hoàn tất thủ tục gia nhập AFTA, bước vào sân chơi kinh tế lớn nhất khu vực. ASEAN trở thành một thị trường thống nhất, song, ngược với xu thế tự do thương mại thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước ASEAN còn nhiều khác biệt. Mỗi quốc gia trong khu vực ngày càng nâng cao yêu cầu về khung pháp luật và tính hiệu quả của công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là bảo hộ quyền về nhãn hiệu hàng hóa tại

nước mình theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới. Chính vì vậy, ASEAN là khu vực được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hàng đầu trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài. Hàng năm số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các nước láng giềng của Việt Nam.

Hiện nay, các nước ASEAN vẫn chưa xây dựng được cơ chế nộp một đơn đăng ký thống nhất tại cơ quan của nước sở tại để có thể xin đăng ký ở tất cả các nước còn lại. Ngoài ra, hầu hết các nước trong khu vực chỉ mới có một số nước tham gia Nghị định thư Madrid như Việt Nam và Singapore nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tự đăng ký trực tiếp tại từng nước. Đây là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta tập trung phần lớn trong khu vực.

Trên thực tế, số liệu thống kê về số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở các nước ASEAN của các doanh nghiệp còn quá khiêm tốn. Trong tổng số hơn 1500 nhãn hiệu được bảo hộ ở nước ngoài, số lượng nhãn hiệu được bảo hộ ở ASEAN chiếm đến 35% tương ứng với hơn 350 nhãn hiệu. Trong khi đó, kể từ khi chúng ta chính thức thực hiện công tác đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam đến nay, số lượng nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của các doanh nghiệp nguồn gốc từ ASEAN ngày càng tăng. Hiện nay, trong tổng số hơn 80.000 nhãn hiệu của hơn 100 quốc gia đã đăng ký tại Việt Nam, thì số nhãn hiệu của các nước ASEAN như sau:

Singapore 997 nhãn hiệu

Thái Lan 699 nhãn hiệu

Malayxia 338 nhãn hiệu

Indonesia 319 nhãn hiệu

Những con số trên cho thấy ý thức về bảo hộ quyền về nhãn hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu kém so với nhiều nước ASEAN. Tổng số nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam được bảo hộ tại các nước trong khu vực chỉ chiếm 12% số nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc các nước ASEAN. Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp này không chỉ đăng ký bảo hộ nhằm bảo vệ mà còn để bảo vệ trước cho thị phần xuất khẩu cũng như đầu tư của mình bởi có rất nhiều nhãn hiệu được đăng ký vài năm trước khi đưa vào sử dụng trên thực tế. Thực trạng yếu kém này là một điều đáng báo động về hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam khi các nền kinh tế có trình độ phát triển tương đương như chúng ta, thậm chí có kim ngạch xuất khẩu còn thấp hơn Việt Nam thì lại tích cực chủ động bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của họ ở nước ngoài hơn chúng ta rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)