MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA VOỌC MÔNG TRẮNG 1 Tiếng kêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 94)

I. Polypodiophyta NGÀNH DƯƠNG XỈ

3.4.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA VOỌC MÔNG TRẮNG 1 Tiếng kêu

71. Amomum villosum Lour Sa nhân + Cỏ lâu năm, h 4-6,q 5-

3.4.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA VOỌC MÔNG TRẮNG 1 Tiếng kêu

3.4.1. Tiếng kêu

Trong khi theo dõi Voọc quần đùi trắng trong chuồng nuôi, 13 loại tiếng kêu khác nhau của Voọc quần đùi trắng đã được phân biệt với nhau. Đa số các tiếng kêu này có âm lượng nhỏ, một số tiếng kêu là của con non (Nadler, trao đổi cá nhân). Ngoài tự nhiên, vì khoảng cách tiếp cận với Voọc tương đối xa, trung bình khoảng 100m, nên chúng tôi chỉ ghi nhận được 4 loại tiếng kêu chính của Voọc quần đùi trắng :

- Tiếng hú của cá thể đực đầu đàn : âm “hu, hu…” vang xa là đặc trưng của riêng cá thể đực đầu đàn. Tiếng kêu này có hai loại : loại thứ nhất, con đầu đàn thường cất lên 2-5 tiếng, đó là tín hiệu gọi toàn đàn di chuyển theo nó, loại thứ hai, con đầu đàn kêu lên khoảng 4-6 tiếng, đó là tín hiệu thông báo cho đàn khác biết về sự có mặt của đàn mình.

- Tiếng kêu báo động: Khi chúng tôi tiếp cận đàn Voọc khá gần (khoảng 50m hoặc ngắn hơn) và bị phát hiện thì cá thể đực trưởng thành bất kỳ sẽ kêu “éc oọc, éc oọc”, ngắn gọn, vang xa nhiều lần để báo động cho đàn. Sau khi nghe tiếng kêu này thì lập tức con đầu đàn sẽ leo lên cao cảnh giới theo dõi mối đe dọa và điều đặc biệt là cả đàn luôn chạy theo hướng tránh xa chúng tôi. Khi chúng tôi di chuyển đón đường chúng, thì chúng lại chạy ngược trở lại cách xa chúng tôi đến khi không nhìn thấy chúng tôi. Khi đó trừ con đầu đàn ra những con khác không nhìn thấy chúng tôi. Có thể kết luận rằng con đầu đàn đóng vai trò vừa theo dõi kẻ thù vừa hướng dẫn cả đàn chạy theo hướng tránh được kẻ thù.

- Tiếng kêu chưa rõ mục đích : tiếng “khôộc, khôộc” ngắn và nhỏ, chỉ nghe thấy khi ở khoảng cách 20 m hoặc nhỏ hơn, có thể là cách trao đổi thông tin nào đó giữa các cá thể Voọc. Cá thể cái cũng phát ra tiếng kêu này.

- Tiếng kêu của cá thể đực: “éc ôộc…ôộc…, éc ôộc…” trầm và dài, tiếng “ôộc…” kéo dài chứ không ngắn gọn và vang vọng. Loại tiếng kêu này được nghe thấy ở 2 đàn khác nhau, trong buổi sáng khi đàn Voọc diễn ra hoạt động giao phối. Do cá thể cái chủ động thu hút nài nỉ cá thể đực giao phối với nó (xem phần 3.2.2.1), nên

nhiều khả năng đây chưa phải là tiếng kêu của cá thể đực nhằm hấp dẫn cá thể cái mà theo một mục đích nào đó chưa rõ trong giao phối.

Thảo luận:

Những chức năng của tiếng kêu ở linh trưởng đã được nhiều tác giả đưa ra bàn luận, sau đây là một số chức năng có thể có:

 Duy trì lãnh thổ: tiếng kêu được cho là để duy trì lãnh thổ ở Hylobates spp. (Chivers, 1979); ở một số loài khỉ Macaca và khỉ đầu chó (DeVore, 1979). Nhưng tiếng kêu của P. melalophos ở Kuala Lompat không phải để duy trì lãnh thổ (Bennett, 1983). Voọc quần đùi trắng có lẽ cũng sử dụng cách này để duy trì lãnh thổ, bởi vì chúng tôi nhận thấy khi đàn chủ lãnh thổ đã kêu vào buổi sáng ở khu vực nào thì các đàn khác không xuất hiện ở khu vực đó, trừ khi đó là khu vực sử dụng chung của nhiều đàn.

 Duy trì khoảng cách giữa các nhóm, hoặc giữa các cá thể khác đàn: Những tiếng kêu vang xa có thể dùng để giao tiếp, giữ khoảng cách giữa các cá thể hoặc các đàn, thậm chí với những động vật không bảo vệ lãnh thổ (Seyfarth, 1987). Tiếng kêu của P. melalophos ở Kuala Lompat không phải để giữ khoảng cách (Bennett, 1983). Đối với Trachypithecus delacouri, tiếng kêu vang của cá thể đực giúp cho các đàn tránh gặp nhau ở cùng một nơi, trừ khi nơi đó là khu vực sử dụng chung. Các xung đột giữa hai đàn Voọc quần đùi trắng thường xảy ra khi một đàn nào đó đi vào khu vực có đàn khác mà không có tiếng kêu báo trước.

 Ngăn chặn các cá thể đực cạnh tranh: Tiếng kêu vang có thể dùng để ngăn cấm sự đến gần của các cá thể đực đối địch, và thể hiện sự sẵn sàng bảo vệ nhóm cá thể cái, như ở Colobus guereza (Oates, 1977). Rất có thể tiếng kêu ở cá thể đực P. melalophos là sự biểu hiện sức mạnh và sẵn sàng bảo vệ cá thể cái chống lại các cá thể đực khác, để các cá thể đực ngoài đàn biết trước và tránh được đánh nhau (Bennett, 1983). Như vậy, thường không có tiếng kêu nào từ cá thể đực đơn độc hay đàn toàn đực khi chúng tiến vào khu vực nghiên cứu. Có thể linh trưởng thường dùng tiếng kêu của kẻ đối địch để

đánh giá sức mạnh của nhau (Wich et al., 2003). Tiêu chí dùng trong biểu hiện đe dọa để chỉ ra sức mạnh có thể liên quan đến khả năng đánh nhau. Wich et al. (2003) cho rằng sự thay đổi về mặt xã hội và nồng độ testosteron là cơ sở cho sự khác biệt giữa tiếng kêu vang của cá thể đực ở đàn toàn đực so với cá thể đực ở giai đoạn đầu hình thành đàn hai giới tính. Việc kêu có thể tiêu tốn nhiều năng lượng, và những cá thể đực mạnh được cho rằng sẽ đầu tư nhiều năng lượng hơn vào việc thể hiện đe dọa so với những con yếu hơn. Nếu một cá thể đực ngoài đàn muốn xâm chiếm một đàn P. melalophos, nó sẽ đánh giá xem cá thể đực trong đàn nào là yếu nhất. Cá thể đực trong đàn sẽ kêu để thể hiện sức mạnh của nó, trong khi hàng xóm của nó cũng làm vậy để chứng minh rằng nó cũng đang mạnh mẽ (Bennett, 1983). Ở T. delacouri, chỉ riêng tiếng kêu vang thì không kết luận được nó có chức năng đe dọa hoặc thể hiện sức mạnh. Chỉ khi tiếng kêu vang kết hợp với biểu hiện đe dọa của cá thể đực mới có ý nghĩa biểu dương sức mạnh một cách rõ ràng.

 Để hấp dẫn trong giao phối: Bennett (1983) cũng cho rằng tiếng kêu của cá thể đực dùng để hấp dẫn cá thể cái, và cá thể cái nhờ tiếng kêu mà tìm đến cá thể đực. Ở Colobus badius rufomitratus, nếu cá thể cái rời đàn sinh ra nó, nó sẽ chọn cá thể đực nào có khả năng duy trì bảo vệ đàn đủ để nó sinh và nuôi con, tránh được sự giết con sơ sinh (Marsh, 1979). Tiếng kêu của cá thể đực có thể là sự chứng tỏ khả năng sinh sản cũng như duy trì bảo vệ đàn chống lại những cá thể đực khác (Wrangham, 1979). Chúng tôi không có dẫn liệu nào về vấn đề này đối với Voọc quần đùi trắng.

 Thúc đẩy sự liên kết trong đàn: Chivers (1974) cho rằng tiếng kêu to ở

Hylobates syndactylus có tác dụng duy trì mối liên kết trong đàn. Ở

Colobus guereza cũng vậy (Schenkel and Schenkel-Hulliger, 1967), tiếng kêu có thể có tác dụng làm cho cá thể cái không rời khỏi đàn. Trong đàn Voọc quần đùi trắng, liên kết giữa các cá thể là tương đối chặt chẽ, biểu hiện ở xung đột giữa các thành viên rất ít xảy ra, mà chủ yếu là xung đột

với cá thể ngoài đàn. Tiếng kêu vang diễn ra hàng ngày, vì vậy chức năng của nó có lẽ không phải để thúc đẩy liên kết trong nội bộ đàn.

Nhận xét:

Xét về những khía cạnh chức năng như trên của tiếng kêu, T. delacouri có thể đã sử dụng tiếng kêu vang nhằm mục đích thông tin ở khoảng cách xa, và duy trì khoảng cách giữa các đàn, ngăn chặn sự xâm nhập của cá thể đực ngoài đàn, và có thể để xác nhận và bảo vệ lãnh thổ. Không có dấu hiệu nào cho thấy Voọc quần đùi trắng sử dụng tiếng kêu vang cho mục đích hấp dẫn trong giao phối, thúc đẩy sự liên kết trong đàn, hay thể hiện sức mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 94)