Flagellariaceae Họ Mây nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 65 - 67)

II. Magnoliophyta NGÀNH NGỌC LAN

33.Flagellariaceae Họ Mây nước

70. Flagellaria indica L. Mây nước Lá *

34. Zingiberaceae Họ Gừng

71. Amomum villosum Lour. Sa nhân Lá

Chú thích: *: loài Voọc ăn ngoài thực địa. (1): Đề tài do GS.TS Lê Vũ Khôi làm chủ nhiệm, có sự tham gia của nhà thực vật TS. Trần Văn Thụy, CN. Nguyễn Anh Đức, và nghiên cứu sinh.

Theo kết quả ghi nhân ở bảng trên, đã xác định được 71 loài thực vật bậc cao có mạch của hai ngành Ngọc lan và Dương xỉ, là thức ăn của Voọc, chiếm 11,72% tổng số loài, thuộc 34 họ, 52 chi, trong đó họ Dâu tằm Moraceae có số lượng loài làm thức ăn cho Voọc nhiều nhất 14 loài, tiếp tới là họ Thầu dầu Euphorbiaceae 8 loài, đồng thời hai họ Dâu tằm và Thầu dầu gồm các loài có chứa nhựa mủ trong các bộ phận làm thức ăn cho Voọc. Những họ có số lượng loài ít hơn là họ Cà phê Rubiaceae (5 loài), và các họ có 3 loài là họ Nhân sâm Araliaceae, họ Cúc Asteraceae, họ Tiết dê Menispermaceae, họ Cam Rutaceae, còn lại là những họ có 1- 2 loài. Trong số 71 loài cây thức ăn gặp tại địa điểm nghiên cứu, có 32 loài quan sát thấy Voọc ăn ngoài thực địa, còn lại 39 loài không quan sát thấy Voọc ăn nhưng có trong danh lục thức ăn của Voọc của Phạm Nhật (2002). Trong 32 loài quan sát thấy Voọc ăn, có 4 loài là Mussaenda dehiscens, Morus alba, Phyllanthus reticulatus, và Schefflera tonkinensis trùng với danh sách của Phạm Nhật (2002).

Thành phần loài thức ăn ngoài tự nhiên khác hoàn toàn với danh lục thức ăn trong điều kiện nuôi của Otto (2005), và khác rất nhiều so với Phạm Nhật (2002). Trong khi cây thức ăn cho Voọc trong chuồng nuôi đều thuộc ngành Ngọc lan, thì quan sát ngoài tự nhiên, loài Tổ điểu nối dài Asplenium prolongatum Hook. thuộc ngành Dương xỉ được Voọc ăn. Trong tổng số 32 loài quan sát thấy Voọc ăn ngoài tự nhiên, có 5 loài dây leo, chiếm 15,6%. Khi so sánh với thức ăn của một số khỉ ăn lá khác thì thấy loài Thôi chanh Trung Quốc Alangium chinense (Lour.) Harms. là một loài được Voọc quần đùi trắng ưa thích, cũng có trong danh sách thức ăn của loài Colobus guereza sống ở Kenya (Fashing, 2001b). Si xanh Ficus benjamina cũng được Trachypithecus auratus sondaicus ở Indonesia ăn (Kool, 1993). Li et al (2003) liệt kê Phyllanthus reticulatus Poir. trong danh lục thức ăn của Voọc đầu trắng Trung Quốc Trachypithecus leucocephalus.

3.2.2. Nguồn thức ăn và chất lượng nơi sống

Sinh cảnh chính chứa đựng ổ sinh thái của Voọc bao bồm các nơi sống chính nằm trong các quần xã thứ sinh bắt nguồn từ các quần hệ nguyên sinh, trong

đó nguồn thức ăn - thành phần chính của sinh thái dinh dưỡng phân bố chủ yếu trong các diện tích khác nhau thuộc các quần xã rừng thứ sinh bị tác động mạnh, nghèo kiệt và các quần xã trảng cây bụi trên các diện tích núi đá vôi ít nhiều đã bị biến động về lớp phủ thổ nhưỡng và chế độ giữ nước bề mặt. Khảo sát từ tháng 4/2005 đến tháng 9/2007 về cấu trúc quần xã thực vật, cấu trúc và chất lượng nguồn thức ăn, mức độ thuận lợi của sinh thái dinh dưỡng có thể thấy rõ sự phân hoá của 4 nơi sống trong vùng sống của Voọc quần đùi trắng ở Vân Long như sau (xem bản đồ phân bố tại Phụ lục 4):

1. Rừng rậm nhiệt đới thứ sinh thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi chia cắt mạnh ở khu phía bắc núi Sún xã Quyết Thắng và phía bắc núi Ngư Cào và Mèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 65 - 67)