Tình trạng bảo tồn và những tác động xấu đến môi trường sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 120 - 123)

I. Polypodiophyta NGÀNH DƯƠNG XỈ

71. Amomum villosum Lour Sa nhân + Cỏ lâu năm, h 4-6,q 5-

3.6.1. Tình trạng bảo tồn và những tác động xấu đến môi trường sống

Vân Long được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long năm 2001 tại Quyết định số 2888/QĐ-UB ngày 18 tháng 12 năm 2001. Sau đó, Quyết định 192/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

ngày 17 tháng 9 năm 2003, về việc “phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010”, coi Vân Long là một khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Kể từ khi phát hiện loài Voọc quần đùi trắng ở trên các dãy núi đá vôi Vân Long và nhất là sau khi khu đất ngập nước Vân Long được công nhận là Khu Bảo tồn Đất ngập nước, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Ninh Bình thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn, nhân dân đã có ý thức bảo vệ rừng và những động vật hoang dã, trong đó có loài Voọc quần đùi trắng quý hiếm. Quần thể Vọoc quần đùi trắng ở Vân Long được ghi nhân tồn tại và phát triển tốt, dễ gặp hơn bất cứ quần thể nào của loài này ở ngoài thiên nhiên. Tuy nhiên, tình trạng bảo tồn Voọc quần đùi trắng tại Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm:

- Nơi sống của Voọc quần đùi trắng đang dần dần bị cô lập. Trong Khu bảo tồn Vân Long, dân cư vẫn sống xen kẽ với các dãy núi đá là nơi các đàn Voọc sinh sống. Chúng tôi đã bắt gặp nhiều trang trại nuôi dê, trồng cây lương thực và cây công nghiệp trong vùng lõi của khu bảo tồn. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp vẫn diễn ra như khai thác đất sét và vận hành nhiều lò gạch ở Đá Hàn, bên trong khu bảo tồn. Người dân thường dựng nhà và canh tác tại những nơi tương đối bằng phẳng nối giữa các dãy núi đá vôi. Sự xuất hiện và định cư của rất nhiều người trong khu bảo tồn làm cho Voọc không thể di chuyển giữa những khối núi đá vôi với nhau, ngăn cản sự tiếp xúc giữa các đàn Voọc, do đó làm mất tính đa dạng về di truyền trong quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long. Nhiều dãy núi đá bên ngoài Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long đã và đang được khai thác làm nguyên liệu cho công nghiệp xi măng. Điều này vừa gây cô lập vĩnh viễn sinh cảnh của Voọc với bên ngoài, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, và những chấn động do nổ mìn ảnh hưởng xáo trộn cuộc sống của Voọc.

- Hiện tượng khai thác gỗ trái phép vẫn còn, vẫn có những cây gỗ hiếm hoi sót lại trong khu rừng thứ sinh bị chặt hạ trong năm 2006 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (nguồn tin của kiểm lâm Vân Long). Hiện tượng chặt cây đốt than, chặt cây bụi làm củi trên núi đá vôi (hình 7, Phụ lục 2) hàng năm vẫn diễn ra rất mạnh

ở khu vực xã Gia Hưng, lực lượng kiểm lâm có nhiều cố gắng nhưng chưa xóa bỏ được hoạt động này.

- Tình trạng săn bắn: Kết quả phỏng vấn dân cư cho thấy trong năm 2001-2002, thời điểm Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long mới được thành lập, hoạt động săn bắn Voọc vẫn còn diễn ra. Hiện nay tình trạng săn bắn động vật hoang dã so với những năm trước đây đã giảm mạnh. Các trạm bảo vệ của kiểm lâm được đặt ở các vị trí xung quanh khu bảo tồn kiểm soát được những người ra vào, cùng với địa hình núi đá vôi đi lại khó khăn đã hạn chế đáng kể sự xâm nhập của thợ săn. Tuy nhiên việc săn bắn vẫn có thể diễn ra nếu quản lý không tốt. Theo thông tin phỏng vấn dân địa phương (ông Bùi Văn Can, thôn Thanh Uy, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình), trước đây người ta có thể dùng Voọc quần đùi trắng để nấu cao hoặc bán với giá 160 ngàn đồng/kg. Năm 2005 - 2007 không ghi nhận một trường hợp nào săn bắn Voọc, nhưng vẫn còn một số trường hợp săn bắt chim ngay ở khu ngập nước dưới chân núi Đồng Quyển... trong khu bảo tồn tuy đã giảm mạnh, nhưng thỉnh thoảng vẫn diễn ra. Tiếng súng nổ làm cho Voọc sợ hãi, di chuyển vào sâu trong trung tâm khu bảo tồn.

- Hiện nay xuất hiện thêm hiện tượng dân địa phương khai thác những hòn đá có hình thù lạ và những loài cây mọc trên đá để bán làm cảnh, trong số này có các loài phong lan. Hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp tới nơi sinh sống và hoạt động thường ngày của các đàn Voọc, bởi người dân phải leo lên núi đá vôi để thu thập cây và đá cảnh.

- Công ty du lịch Thảo Sơn đã xây dựng chuồng nuôi nhốt loài Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis (hình 6, Phụ lục 2) cho khách tham quan trong phạm vi của khu bảo tồn. Điều này gây nguy cơ đe doạ đến cuộc sống của loài Voọc quần đùi trắng. Những nguy cơ được dự báo là khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nguồn thức ăn và nơi sống, khả năng lây truyền bệnh của loài khỉ này một khi chúng thoát ra ngoài đối với Voọc quần đùi trắng. Đàn khỉ đã được dời đi nhưng chuồng khỉ chưa được tháo bỏ.

- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân và một số khách du lịch còn thấp. Có rất nhiều rác thải là túi nilon và túi đựng thức ăn được vứt tại phía sau Hang Bóng thông vào đầm bên trong các dãy núi. Trên đầm Vân Long cũng thỉnh thoảng xuất hiện các loại rác thải này (hình 9, Phụ lục 2). Trong tương lai, Vân Long đang có nhiều dự án đầu tư du lịch, nếu chính quyền địa phương không có quy hoạch thu nhận và xử lý rác thải hợp lý sẽ rất khó hạn chế được tác động ô nhiễm môi trường do rác thải du lịch gây ra.

- Cũng tại con đường làm sau núi Đồng Quyển này, trong những tháng giữa và cuối năm 2007, chúng tôi đã quan sát được hiện tượng đổ rác thải bừa bãi của khu dân cư ra một diện tích khoảng 3000 m2, ngay dưới chân núi Đồng Quyển, thuộc địa phận Khu bảo tồn. Việc làm này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì đa số chất thải là rác thải sinh hoạt, nhất là túi nilon và vật liệu từ nhựa rất khó phân hủy. Nếu không kịp thời ngăn chặn thì trong một thời gian ngắn khu vực này sẽ biến thành một bãi rác thải khổng lồ và chi phí để khắc phục hậu quả môi trường sau này sẽ rất nặng nề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)