HOẠT ĐỘNG SINH SẢN 1 Hoạt động giao phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 88 - 91)

I. Polypodiophyta NGÀNH DƯƠNG XỈ

3.3.HOẠT ĐỘNG SINH SẢN 1 Hoạt động giao phố

71. Amomum villosum Lour Sa nhân + Cỏ lâu năm, h 4-6,q 5-

3.3.HOẠT ĐỘNG SINH SẢN 1 Hoạt động giao phố

3.3.1. Hoạt động giao phối

Chúng tôi đã quan sát được sự giao phối của Voọc quần đùi trắng vào cuối tháng 5 (26 tháng 5), giữa tháng 7 (17 tháng 7), và cuối tháng 9 (22 - 23 tháng 9), giữa tháng 10 (14 tháng 10) năm 2007.

Hoạt động giao phối đều được quan sát thấy vào buổi sáng khoảng từ 7h38’ - 10h42’, và buổi chiều khoảng 16h49’ – 17h23’. Quá trình giao phối diễn ra xen kẽ với hoạt động di chuyển và Chải lông cho nhau. Có một số hoạt động hơi khác thường khi trong đàn Voọc diễn ra sự giao phối. Đó là trước khi có giao phối, các cá thể cái và cả cá thể đực thường ngồi túm tụm gần nhau, và diễn ra hoạt động chải lông cho nhau.

Còn Phạm Nhật (2002) mô tả khi giao phối đuôi của cá thể cái cong ngược lên. Giao phối thật diễn ra trên giá thể là bề mặt đá vôi, chưa quan sát được giao phối trên cành cây như miêu tả của Phạm Nhật (2002).

Giao phối giả diễn ra giữa hai cá thể cái trưởng thành, và có trường hợp một trong số đó có kích thước hơi nhỏ hơn một chút (có thể trường hợp này là cá thể cái gần trưởng thành). Giao phối giả diễn ra xen kẽ với giao phối thật. Khi có một cá thể cái làm động tác nài nỉ giao phối đối với cá thể đực mà không xảy ra giao phối thật, thường có một cá thể cái làm động tác giao phối giả với nó. Thời gian diễn ra động tác giao phối giả thường rất ngắn hoặc rất dài so với giao phối thật, khoảng từ 4 – 40 giây, có khi cá thể cái này ôm và trèo lên lưng cá thể cái kia khá lâu.

Trong thời gian xuất hiện hoạt động giao phối, không thấy cá thể đực có đặc điểm khác biệt gì về ngoại hình so với bình thường. Có một cá thể cái giao phối với nó có màu lông trên bụng ngả màu nâu xám chứ không phải màu đen. Tuy nhiên chúng tôi không có điều kiện quan sát màu lông bụng của tất cả cá thể cái trưởng thành một cách kỹ càng, nên không thể kết luận gì về màu lông bụng của cá thể cái trong thời điểm giao phối.

Thảo luận

Thời gian giao phối thật là từ 10 – 13 giây, giao phối giả từ 4 – 40 giây đối với Voọc quần đùi trắng ngoài tự nhiên. So với khoảng thời gian 15 – 30 giây giao phối của Voọc quần đùi trắng trong điều kiện nuôi nhốt, không nêu rõ bản chất của hiện tượng là thật hay giả (Phạm Nhật, 2002), chúng tôi cho rằng nghiên cứu trong điều kiện nuôi đã không phân biệt giao phối thật và giao phối giả. Voọc đầu trắng Trachypithecus leucocephalus, được quan sát trong chuồng nuôi và trên thực địa, giao phối giả thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn so với giao phối thật (Zhaoyuan Li, trao đổi cá nhân). Đối với những cá thể chưa trưởng thành, giao phối giả có thể là biểu hiện của việc làm quen học hỏi về việc giao phối, hoặc là cách tạo lập thứ bậc trong đàn (Ramesh Boonratana, trao đổi cá nhân). Đối với cá thể trưởng thành, giao phối giả có thể là cách tạo lập thứ bậc trong đàn. Riêng đối với giao phối giả giữa hai cá thể cái trước mặt cá thể đực, có thể mang ý nghĩa kích thích cá thể đực giao phối. Những giả định trên đều có thể áp dụng để lý giải

hiện tượng giao phối giả trong trường hợp của Voọc quần đùi trắng, và cần có những nghiên cứu tiếp theo kiểm định lại theo hướng này.

Hiện tượng phổ biến là giao phối của khỉ ăn lá châu Á được khởi động bởi cá thể cái (Kirkpatrick, 2006). Cá thể cái sử dụng những dạng tập tính điển hình cho từng loài, như “lắc đầu” ở Presbytis entellus và “trườn” ở Rhinopithecus roxellana, để thể hiện tín hiệu chấp nhận giao phối và khuyến khích cá thể đực giao phối. Với cách nài nỉ giao phối bằng lắc đầu, cá thể cái Presbytis entellus

hướng phần mông của nó về phía cá thể đực trong khi “lắc điên cuồng” cái đầu của nó (Hrdy, 1977). Sự trườn cũng tương tự, mặc dù không có lắc đầu và hai chi trước của cá thể cái gập xuống làm cho phần trên cơ thể thấp xuống (Ren et al., 1995). Giao phối hầu như luôn được khởi động bởi sự ve vãn của cá thể cái, mặc dù không phải tất cả sự nài nỉ đó đều dẫn tới giao phối, thí dụ Semnopithecus entellus (Borries et al., 2001). Voọc quần đùi trắng cái cũng nài nỉ giao phối, nhưng biểu hiện không đặc trưng như ở các loài kể trên, và không hoàn toàn giống như mô tả của Phạm Nhật (2002). Có thể đây là những khác biệt nhỏ giữa tập tính sinh sản của các quần thể khác nhau của Voọc quần đùi trắng. Quan sát tập tính sinh sản của T. delacouri còn rất ít, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ thêm.

Sự sinh đẻ, và có thể cả sự giao phối thường tập trung theo những “mùa” kéo dài 2-6 tháng (Kirkpatrick, 2006). (Ziegler et al., 2000) cho rằng mùa sinh sản có thể phụ thuộc vào dinh dưỡng, như ở Presbytis entellus. Tuy nhiên, tính mùa trong giao phối và sinh đẻ điển hình có ở Rhinopithecus roxellana cả trong điều kiện nuôi nhốt (Zhang et al., 2000), và trong tự nhiên (Bao-Ping et al., 2003), vì vậy cơ chế chi phối có thể không gắn trực tiếp với sự thu nhận chất dinh dưỡng. Ở Voọc quần đùi trắng, việc xuất hiện con sơ sinh rải rác quanh năm (xem phần 3.2.2.2. Sinh con và nuôi con), nghĩa là giao phối vẫn diễn ra quanh năm.

Từ những lý do trên, tuy có những thời điểm xuất hiện nhiều Voọc sơ sinh, hiện không có dữ liệu nào cho phép dẫn tới giả định rằng hoạt động sinh sản của Voọc quần đùi trắng bị chi phối trực tiếp bởi điều kiện dinh dưỡng hoặc theo mùa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 88 - 91)