Khả năng tồn tại của quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 123 - 125)

I. Polypodiophyta NGÀNH DƯƠNG XỈ

3.6.2.Khả năng tồn tại của quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long

71. Amomum villosum Lour Sa nhân + Cỏ lâu năm, h 4-6,q 5-

3.6.2.Khả năng tồn tại của quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long

Nadler et al. (2003) và Nadler (2004) cho rằng Voọc quần đùi trắng đang phải đối mặt với nguy cơ giao phối cận huyết cao, do sinh cảnh sống bị thu hẹp, kích thước quần thể nhỏ và bị cô lập. Tuy nhiên, Primack (1999), trích dẫn từ Shaffer (1990), Thomas (1990), và Burgman et al. (1993) cho rằng hiện vẫn chưa có một phương pháp luận hay một quá trình thống kê chuẩn cho phép dự báo chính xác khả năng tồn tại của quần thể. Primack (1999) cũng đề cập đến khái niệm “kích thước quần thể có hiệu quả Ne”, là số lượng cá thể cần thiết để duy trì được tính đa dạng sinh học trong một quần thể, và đề xuất cách tính Ne trong trường hợp quần thể có số lượng cá thể đực và cái trưởng thành chênh lệch nhau:

Ne = 4NmNf/(Nm + Nf)

Áp dụng công thức này vào trường hợp Voọc quần đùi trắng ở Vân Long, số cá thể đực trưởng thành Nm = 12, cá thể cái trưởng thành Nf = 30, ta có Ne = 34,28. Điều này có nghĩa là số lượng cá thể trưởng thành cần thiết để duy trì được tính đa dạng sinh học trong một quần thể Voọc quần đùi trắng với tỉ lệ giới tính như trên là khoảng 35 cá thể.

Như vậy, xét trên một khía cạnh tương đối hẹp, theo quan điểm “kích thước quần thể có hiệu quả”, thì quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long vẫn có thể duy trì được tính đa dạng sinh học và tồn tại lâu dài.

Tuy vậy, sự tồn tại của quần thể còn bị tác động bởi rất nhiều yếu tố, gồm yếu tố bên ngoài (thí dụ: tình trạng săn bắn, nơi sống bị thu hẹp, quần thể nhỏ và bị cách ly, ô nhiễm môi trường, thiên tai, bệnh dịch…), và yếu tố bên trong (khả năng sinh sản, khả năng thích nghi với môi trường, cấu trúc đàn, hiện tượng giết con sơ sinh,…), và tương tác phức tạp giữa các yếu tố này. Đặc biệt, tại Vân Long, yếu tố quần thể nhỏ và bị cách ly sẽ làm cho nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Sinh cảnh sống của Voọc quần đùi trắng Vân Long thường bị chia cắt và bao bọc bởi những khu vực có người dân địa phương sinh sống. Trong phạm vi bảo tồn nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, vẫn có rất nhiều người dân đang định cư, thậm chí có nhiều trang trại nông nghiệp nằm ở đây. Những báo cáo của Nadler et al. (2003) và Nadler (2004) về các quần thể Voọc quần đùi trắng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cho thấy có khoảng 19 quần thể sống tách biệt với nhau. Trong đó có 7 tiểu quần thể có số lượng cá thể từ 10 trở xuống, 10 tiểu quần thể có từ 11 đến 30 cá thể. Như vậy tổng cộng có 89,5% số quần thể là tiểu quần thể có số lượng cá thể dưới 35, tức là sẽ bị suy giảm tính đa dạng di truyền và dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng cao. Chỉ có 2 quần thể có từ 30 đến 40 cá thể. Một trong số hai quần thể này sống ở Vân Long. Tuy rằng tại Vân Long, công tác bảo vệ chống hiện tượng săn bắn Voọc đã phát huy hiệu quả cao, nhưng nếu xét rộng ra, tại những khu vực phân bố khác ngoài Vân Long, hiện tượng săn bắn vẫn là nguy cơ hàng đầu đe dọa Voọc quần đùi trắng (Nadler et al., 2003). Quần thể có 30 đến 35 cá thể còn lại sinh sống ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa, với

điều kiện địa hình khiến cho công tác bảo vệ không thuận lợi như ở Vân Long. Những số liệu hiện tại cho thấy quần thể Voọc quần đùi trắng tại Vân Long có khả năng tồn tại và phát triển. Nhưng trong tương lai cần có thêm nhiều dữ liệu bổ sung cho công tác đánh giá tình trạng bảo tồn. Sự phát triển này có thể tiếp tục diễn ra hay không còn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực bảo tồn của chúng ta.

- Hiện nay mối lo ngại lớn nhất đối với môi trường sống của Voọc quần đùi trắng là hiện tượng khai thác đá (hình 5, Phụ lục 2) làm nguyên liệu cho công nghiệp xi măng. Việc này tuy không diễn ra trong phạm vi Khu bảo tồn nhưng sẽ phá hủy sinh cảnh có thể dùng để mở rộng vùng phân bố của Voọc quần đùi trắng, gây cô lập hoàn toàn quần thể Voọc quần đùi trắng ở Vân Long. Các tác động từ việc nổ mìn cũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của Voọc, đồng thời ảnh hưởng tới cảnh quan và hoạt động du lịch. Con đường làm sau núi Đồng Quyển (hình 8, Phụ lục 2) có lợi cho việc phục vụ du lịch, nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nơi sống của các đàn voọc sinh sống ở đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 123 - 125)