Mô tả và phân tích cấu trúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 32 - 34)

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2.4.Mô tả và phân tích cấu trúc

Những phương pháp được tiến hành dựa trên công bố của các tác giả có uy tín. Quan điểm nghiên cứu được dựa trên phương pháp của Rollet (1974) và báo cáo của UNESCO về hệ sinh thái rừng nhiệt đới (1979), trích dẫn theo Phan Ke Loc et al. (1995). Các phân tích về các điều kiện tự nhiên, mô tả thành phần loài trong mỗi một điểm thu mẫu cũng như mỗi một kiểu thảm thực vật được xem là những báo cáo thực tế thu thập từ ngoài thực địa.

a. Khảo sát thực địa:

Ô tiêu chuẩn với diện tích 1600m2 - 2000m2 được xác định để đo đạc tất cả các cây gỗ, cây bụi và dây leo có đường kính ngang ngực (vùng cơ bản cao khoảng 1,37m

tính từ mặt đất lên) lớn hơn 10cm, độ cao được đo theo phương pháp chuẩn mực thực tế với những cây dưới 10m và được đo theo phương pháp tam giác đồng dạng với những cây cao trên 10m. Độ cao từ mặt đất tới cành phân nhánh đầu tiên cũng được quan tâm để sử dụng tính sinh khối.

Ô tiêu chuẩn có kích thước nhỏ hơn 31,5 m x 31,5m (0,1 ha) được thiết lập để thống kê chi tiết các cá thể của tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh, tầng tre nứa, định loại tất cả các loài có trong ô. Từ ô này thiết lập các ô 10m x 10m để đo tất cả các cá thể cây bụi về mật độ, sinh khối. Ô tiêu chuẩn 2m x 2m đo sinh khối cỏ dưới tán.

b. Cấu trúc không gian : Nghiên cứu cấu trúc không gian gồm các mặt sau :

+ Cấu trúc đứng : Phân tích đặc điểm các tầng của thảm thực vật, đây là cơ sở dự báo cấu trúc các loài hiện tại, quá khứ và tương lai.

+ Cấu trúc ngang : Trình bày các thông số về độ dốc, đất, đá mẹ, mỗi cây được xác định vị trí, giám định tên loài và các đặc trưng khác cần thiết cho phân tích. Đo đạc độ phủ tán cây đưa ra các phân tích về đặc tính sinh học và trạng thái của quần xã. c. Cấu trúc tổng thể : Theo phương pháp của Oldeman (1974), trích dẫn theo Phan Ke Loc et al. (1995), có thể xác định 3 dạng cấu trúc như sau :

+ Cây vốn có ở trạng thái ban đầu được tái sinh sau khi chặt phá hoặc do tai biến được phân loại dưới dạng tương lai chưa trưởng thành thuộc pha tái sinh mọc nhanh.

+ Những cây thiết lập lại trạng thái tự nhiên ít nhiều đạt tới kích thước tối đa của từng tầng có thể phân tích chúng dưới dạng hiện tại như là cấu thành của cây trưởng thành.

+ Những cây già cỗi, bệnh tật cong queo tạo thành dạng quá khứ.

d. Cấu trúc thành phần loài : Phân tích độ giầu loài, các loài ưu thế sinh thái, các loài thường gặp và các loài theo các cấu trúc không gian của quần xã. Tổng hợp các thành phần loài của các ô tiêu chuẩn thành phân tích cấu trúc thành phần loài của quần xã và tổng hợp tiếp thành hệ thực vật của quần hệ.

Tất cả những phân tích trên (Từ mục a - d) được mô tả đánh giá trong mối liên hệ với các điều kiện sinh thái môi trường như thủy văn, thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, nhân tác……

e. Thành phần hệ thực vật : Là sự tổng hợp cuối cùng thành phần loài cho cả khu vực nghiên cứu là cơ sở khoa học cho phân tích cấu trúc thảm thực vật, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài voọc quần đùi trắng trachypithecus delacouri (osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên vân long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn (Trang 32 - 34)