II. Magnoliophyta NGÀNH NGỌC LAN
21. Schefflera pes-avis R.Vig Chân chim núi Lá
22. Tremna orientalis (L.) Blume Hu đen Lá
Sinh khối của quần xã không lớn, khoảng 55tấn /ha, trong đó sinh khối chung của cá thể các loài thức ăn của Voọc khoảng 16 tấn /ha (chiếm tỷ lệ 29%), sinh khối lá khoảng 1,3 tấn (chiếm tỷ lệ 2,3%) nhưng với diện tích rộng nơi đây chứa
đựng khoảng 1300 tấn thức ăn cho Voọc duy trì quanh năm. Tuy nhiên, đây cũng chính là diện tích thường xuyên bị con người tác động, khó kiểm soát được các ảnh hưởng tới đời sống của Voọc, nhất là các hoạt động săn bắt trộm và trên thực tế Voọc phân bố ở đây rất ít, mặc dù ổ sinh thái tương đối thuận lợi. Đây chính là những vấn đề cần được tính đến khi xây dựng định hướng bảo tồn cho Voọc cũng như các loài động vật khác.
Thức ăn chủ yếu của Voọc quần đùi trắng là lá non và lá trưởng thành, từ những dẫn liệu vừa trình bày trên đây chúng tôi thử tính toán trữ lượng thức ăn của Voọc ở khu vực Vũng Sốc, nơi có Đàn số 1 trước đây sinh sống và nay là Đàn số 4 sinh sống như sau:
- Sinh khối lá của các loài cây làm thức ăn cho Voọc là khoảng 1,9 tấn/ha, chiếm 7,6% tổng sinh khối lá và 2,7% tổng sinh khối tổng số (thân, cành, lá) của tất cả thực vật. Như vậy tổng sinh khối lá thức ăn cho Voọc tại vùng hoạt động của Đàn số 1 trước đây và Đàn số 4 hiện nay tức là khu vực Vũng Sốc, là 68,4 tấn (diện tích khu hoạt động của Đàn số 1 là 36 ha, và 87,4 tấn (Đàn số 4 hoạt động trên diện tích khoảng 46 ha). Kết quả theo dõi lượng thức ăn cho Voọc quần đùi trắng nuôi nhốt ở Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp Cúc Phương, Phạm Nhật (2002) đã xác định lượng thức ăn trung bình tiêu thụ trong một ngày của Voọc quần đùi trắng là 1184 g . Như vậy, tính cho 15 cá thể của Đàn số 1 thì một ngày chúng tiêu thụ 1186 g x 15 con = 17790 g lá cây. Sinh khối lá thức ăn trong vùng hoạt động của Đàn số 1 (68,4 tấn x 104 /17790 g) sẽ đủ cung cấp cho chúng trong vòng 3851 ngày. Có thể việc ước lượng sinh khối là ước lượng quá cao so với thực tế, nhưng kết quả trên có thể cho phép lý giải tại sao với một diện tích không lớn so với một số loài linh trưởng khác như Rhinopithecus bieti với 200 cá thể trên 25km2, sinh khối địa y Bryoria là 198kg/ha (Kirkpatrick, 1996; Kirkpatrick et al., 1998), đàn Voọc quần đùi trắng lại tồn tại ổn định được.
- Mức độ phục hồi hoàn toàn sinh khối sau khi bị khai thác là vấn đề cần được quan tâm để có thể tính toán khả năng môi trường có thể cung câp lượng thức ăn lá cây cho đàn voọc như thế nào. Kết quả thí nghiệm trên 10 loại lá cây Voọc ăn cho
thấy, trung bình mức độ phục hồi một thể tích 1 dm3 sinh khối bị khai thác hoàn toàn là khoảng 98,5 ngày. Mức này cao hơn nhiều so với mức độ phục hồi là 15 năm cho 3 km2 mà Kirkpatrick (1996) ước tính trên địa y Bryonia sp. là thức ăn chính của Rhinopithecus bieti. Như vậy, trong điều kiện hiện tại ở Vân Long, nếu giữ được thảm thực vật như hiện tai, không có sự tác động của con người, thì đàn voọc hiện tại có thể tồn tại và phát triển, gia tăng số lượng lên cao. Tuy nhiên chung tôi chưa có đủ thời gian và khả năng của các phương pháp cho phép tính được độ chứa môi trường ở Vân Long có thể nuôi sống được bao nhiêu cá thể Voọc quần đùi trắng.
3.2.3. Các bộ phận thực vật làm thức ăn cho Voọc quần đùi trắng
Lá và lá non là thức ăn chính của Voọc tại khu bảo tồn Vân Long. Những quan sát của chúng tôi chỉ ra rằng nhiều loài thực vật chứa nhựa mủ thuộc họ Dâu tằm Moraceae, họ Thầu dầu Euphorbiaceae, họ Khoai lang Convolvulaceae, họ Trúc đào Apocynaceae là thức ăn của Voọc. Điều đáng lưu ý là, tất cả các loài thực vật trên đều là các loài thường xanh tức là các loài có bộ lá thay quanh năm trong năm, nhưng trên thực tế nhiều loài làm thức ăn cho Voọc như Thừng mức lông Wrightia pubescens R.Br., Thôi chanh Trung Quốc Alangium chinense
(Lour.) Harms, Thích bắc bộ Acer tonkinensis Lecomte, Đỏ ngọn Cratoxylum formosum (Jack) Benth. & Hook. F. ex Dyer, Hu đen Tremna orientalis (L.) Blume, v.v., là những loài tập trung thay lá đồng loạt trong thời gian ngắn vào khoảng tháng 12, tỷ trọng thức ăn của Voọc trong sinh cảnh giảm nhưng thành phần thức ăn không thay đổi trong thời gian này. Theo chúng tôi, chính áp lực của sự thay đổi sâu sắc cấu trúc các quần xã thực vật dẫn tới sự nghèo kiệt về thành phần thức ăn của Voọc, sự lựa chọn đa dạng và khá nghiêm ngặt thành phần thức ăn của chúng bị phá vỡ so với sinh cảnh sống trong các rừng nguyên sinh trước kia. Lấy ví dụ loài Thị nhọ nồi Diospyros apiculata Hieron. trên vùng nghiên cứu có diện phân bố rộng, ở những nơi khác phần quả của loài này là thức ăn khá phổ biến của linh trưởng, nhưng trong khu bảo tồn hầu hết các cá thể ở dạng cây bụi
chưa ghi nhận được thời gian loài này có quả, chủ yếu những cây này ở Vân Long tái sinh bằng chồi, Voọc chỉ dùng lá của loài này làm thức ăn. Đây cũng là hiện tượng phổ biến của các loài thực vật trong các quần xã nguyên sinh, sau khi bị tác động trong giai đoạn tái sinh phổ sinh trưởng bị thay đổi đáng kể, nhất là giai đoạn sinh sản. Điều này tác động mạnh tới phổ thức ăn của Voọc ngay trong thành phần các bộ phận của cùng một cá thể loài. Ngoài lá là thức ăn chính còn có một loài Tổ điểu Asplenium prolongatum Hook. sống bì sinh trên cây, Voọc ăn thêm cả thân. Đây là loài dương xỉ thân cỏ lâu năm, sống bám trên thân cây gỗ khác, chúng chứa lượng nước cao trong lá và thân được Voọc ăn nhiều vào mùa khô hanh. Tuy nhiên số lượng cá thể của loài này chiếm tỷ trọng rất thấp trong các quần xã thứ sinh và đặc biệt hiếm gặp trong các quần xã cây bụi, là sinh cảnh sống chính của Voọc ở Vân Long. Bên cạnh đó có hai loài Voọc ăn cả lá và hoa đó là các loài Đơn buốt Bidens pilosa L., Bướm bạc tự khai Mussaenda dehiscens Craib. Hai loài này đều là các loài có mật độ cá thể chiếm tỷ trọng nhỏ trong cấu trúc quần xã thực vật chứa chúng. Trong số các loài thực vật làm thức ăn của Voọc, nhiều loài có quả có thể ăn được, thậm chí là thức ăn của người như Sung…nhưng trên thực tế chúng lại không được Voọc sử dụng hoặc chưa được ghi nhận trong quá trình quan sát. Trên thực tế tại khu bảo tồn Vân Long chỉ ghi nhận được rất ít loài thực vật có quả là thức ăn của Voọc, thí dụ Glitsea glutinosa, một số loài được Phạm Nhật ghi nhận Voọc ăn trong chuồng nuôi lại là loại quả chua chứa nhiều axit như quả Sấu Dracontomelum duperreanum Pierre và một vài loài quả thuộc chi
Gironiera. Chính các loại quả này cũng chiếm tỷ lệ hạn chế trong nguồn thức ăn của Voọc.
Phổ thức ăn của Voọc qua các thời kì trong năm cũng không có sự phân biệt rõ nét, ngoài thức ăn chính là lá, lá non quanh năm, thức ăn bổ sung thêm cho thành phần dinh dưỡng của chúng là hoa và quả chủ yếu theo mùa hàng năm (Hình 3.10). Qua hình 3.10 cho thấy, trong khẩu phần thức ăn của Voọc quần đùi trắng ở Vân Long chủ yếu là lá, chiếm 88,3% các phần thực vật mà Voọc ăn, trong đó lá non chiếm gần 45,5%, lá trưởng thành 37,4%.
Hoa 0.7% Qua 3.2% Hat 0.4% Khong ro 7.5% La non 45.5% La truong thanh 37.4% 5.4%Choi La non La truong thanh Choi Hoa Qua Hat Khong ro
Hình 3.10. Tỷ lệ các bộ phận thực vật ở Vân Long được Voọc quần đùi trắng ăn (từ tháng 4/2005 đến tháng 5/2007).
Vấn đề Voọc thu nhận các chất khoáng từ nguồn nào còn chưa được tìm ra. Một số loài thường ăn đất để thu nhận nhiều chất khoáng, như loài Colobus guereza (Oates, 1977; 1978), Presbytis rubicunda (Davies and Baillie, 1988), Chúng tôi không quan sát được hiện tượng ăn đất của Voọc quần đùi trắng. Hiện tượng ăn đất và vai trò của nó trong việc làm tăng một cách rõ ràng quãng đường di chuyển trong ngày và kích thước vùng hoạt động ở Trachypithecus phayrei đã được Pages et al. (2005) mô tả. Tuy nhiên, Hladik (1977a) lại cho rằng hàm lượng khoáng ở trong đất khá ít, và linh trưởng có lẽ sử dụng đất để giảm ảnh hưởng của các hợp chất hóa học mà các loài cây dùng để tự vệ (các hợp chất hóa học thứ cấp). Tỷ lệ cá thể thực vật có quả là thức ăn cho Voọc rất thấp, dưới 1%. Voọc quần đùi trắng không ưa thích ăn quả chín, quả mọng nên tỷ lệ quả trong khẩu phần thức ăn của Voọc rất thấp, khoảng 3,2% (hình 3.10).