Khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 108)

- Lao động du lịch: Năm 2030 tạo việc làm cho 82 ngàn lao động (trong đó 20,5 ngàn lao động trực tiếp).

b.Khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương

Có chính sách phù hợp, hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao là con em Phú Thọ và các tỉnh lân cận về làm việc tại địa phương.

3.3.3. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. bảo sự phát triển du lịch bền vững.

Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cần thiết phải có một số giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường và làm hạn chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch.

+ Về tổ chức quản lý:

- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

109

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.

- Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

+ Về quy hoạch, kế hoạch:

Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v..và các kế hoạch cụ thể về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung… khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong quá trình lập quy hoạch, cần có sự phối hợp liên ngành trên địa bàn để tránh sự xung đột lẫn nhau về môi trường như giữa công nghiệp khai thác, sản xuất điện năng…với phát triển du lịch.

+ Về tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo, giáo dục môi trường:

Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.

110

Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương.

3.3.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Phú Thọ nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh, trong thời gian tới đây phải có đầu tư công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 108)