e. Nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
1.2.2. Tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc, nơi có cột cờ Lũng Cú sừng sững, hiên ngang, cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo trập trùng. Tổng dân số ở Hà Giang trên 730.000 người với 23 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc ở Hà Giang đều có một nền văn hoá dân gian riêng biệt, độc đáo mang đậm nét văn hoá vùng Đông Bắc. Hà Giang có một kho tàng Văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và quý báu, đặc biệt là được thể hiện qua các loại vật liệu, dụng cụ, nhà ở, trang phục, trang sức, âm nhạc, hát, múa, trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian... Xuất phát từ những phong tục tập quán, văn hoá truyền thống của dân tộc thiểu số là một nét đẹp trong
36
đời sống văn hoá của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính những nét văn hoá truyền thống ấy đã thôi thúc mỗi con người Việt Nam chúng ta tìm về cội nguồn một cách tận tâm, tận ý. Mỗi dòng họ, mỗi tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có một nét văn hoá độc đáo riêng. Đưa các giá trị văn hoá vào phục vụ du lịch là hình thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đối với bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Những năm qua, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; tỉnh rất coi trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch để khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, đan xen giữa công nghiệp và du lịch làm phá vỡ cảnh quan và tác động tiêu cực đến môi trường sống của dân cư và môi trường thiên nhiên.
Về xây dựng sản phẩm du lịch, tỉnh trú trọng đến thế mạnh và tính đặc thù của địa phương, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhờ vậy mà sản phẩm du lịch Hà Giang đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Tận dụng có hiệu quả những tiềm năng du lịch và có những đầu tư đúng đắn Hà Giang đã thu hút một lượng khách nội địa và quốc tế khá lớn đến với tỉnh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách nội địa và lượng khách quốc tế đến địa phương tăng mạnh. Nếu năm 2001 khách nội địa đến Hà Giang là 14.440 lượt người, 2002 là 21.000 lượt người thì đến năm 2011 là 289.560 lượt người và năm 2012 là 290.950 lượt người. Về khách quốc tế đến Hà Giang, nếu năm 2001 là 16.560 lượt khách, 2002 là 21.582 lượt khách thì đến năm 2011 là 40.376 lượt khách và năm 2012 là 126.859 lượt khách. Hà Giang đón lượng khách quốc tế tăng đột biến một phần do cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010.
Với lượng khách nội địa và quốc tế tăng mạnh theo các năm, theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam thì tổng thu từ du lịch của Hà Giang năm 2001 là 39 tỷ đồng, 2002 là 44 tỷ đồng, đến năm 2011 là 337 tỷ đồng và 2012 là
37
327 tỷ đồng. Với tổng thu này đã góp phần rất lớn trong phát triển chung về kinh tế- xã hội toàn tỉnh.
Để đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch, số lượng cơ sở lưu trú và buồng ở tỉnh không ngừng tăng theo từng năm. Theo số liệu thốngkê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2007 Hà Giang chỉ có 22 cơ sở lưu trú với 749 buồng , năm 2008 có 64 cơ sở với 723 buồng thì đến năm 2011 Hà Giang có 102 cơ sở lưu trú với 1.392 buồng và năm 2012 có 111 cơ sở lưu trú với 1.669 buồng.
Về nguồn nhân lực, tỉnh xác định mục tiêu tăng số lượng lao động trong ngành du lịch. Theo số liệu thốngkê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch của tỉnh năm 2000 chỉ có 120 người, 2001 là 300 người, thì đến năm 2011 là 1.038 người, 2012 là 1.042 người. Hơn nữa, tỉnh chú trọng bồi dưỡng để tạo ra nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch phải có trình độ chuyên môn sâu, biết ngoại ngữ, có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.