quốc gia và vùng
Vị trí du lịch Phú Thọ được định hình dựa trên cở sở vị trí địa lý, vị trí về kinh tế - xã hội... của tỉnh đối với khu vực và cả nước.
Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam (1995-2010) xác định Phú Thọ nằm trong không gian tiểu vùng du lịch Trung tâm, thuộc vùng du lịch Bắc Bộ với các tuyến, trục du lịch đường bộ, đường sắt nối liền với các trung tâm du lịch lớn trong nước. Phía Nam, Phú Thọ kề liền với Hà Nội nối với Hải Phòng, Quảng Ninh là trung tâm du lịch biển của cả nước và cũng là một trong ba đỉnh của
60
tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc. Phía Bắc, Phú Thọ nối liền với Yên Bái, Lào Cai và các tỉnh vùng núi là điểm đầu của hành trình du lịch về nguồn.
Ngoài ra, về phía Bắc và Tây Bắc, Phú Thọ còn là điểm kết nối du lịch quan trọng của Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để phát triển thị trường với Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác kinh tế hai hành lang một vành đai và hành lang du lịch xuyên Á.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định Phú Thọ nằm trong vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ và giữ vai trò quan trọng, là một trong những địa bàn trọng điểm và cửa ngõ phía Nam đối với phát triển du lịch chung toàn vùng.
Quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 đã xác định Phú Thọ là trọng tâm của du lịch về nguồn; Đền Hùng là khu du lịch quốc gia; thành phố Việt Trì và phụ cận là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch và là trung tâm của lễ hội. Chính vì lẽ đó, sự phát triển du lịch khu vực sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến du lịch Phú Thọ và ngược lại hoạt động du lịch Phú Thọ đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của vùng và cả nước.
Như vậy, du lịch Phú Thọ giữ vai trò quan trọng đối với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Phát triển du lịch Phú Thọ trước mắt và lâu dài là phù hợp với Chiến lược và định hướng phát triển du lịch Việt Nam, với xu thế phát triển của du lịch khu vực và thế giới; khẳng định vị trí vai trò quan trọng của du lịch Phú Thọ nói riêng và của các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung đối với sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam.
b.Vị trí, vai trò của du lịch Phú Thọ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Trong bối cảnh đất nước mở cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non trẻ và từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 02/01/2006 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh
61
ban hành Chương trình số 987/2006/Ctr-UBND ngày 02/6/2006 về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm mục tiêu phát triển du lịch Phú Thọ trở thành ngành kinh tế quan trọng của khu vực dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Nhờ xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tốt mọi nguồn lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và các tỉnh bạn. Nền kinh tế của Phú Thọphát triển với tốc độ khá nhanh và ổn định. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế có sự đóng góp của hoạt động dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng.
Những đóng góp về kinh tế và xã hội của ngành du lịch Phú Thọ thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
Du lịch Phú Thọ phát triển góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Ngành du lịch Phú Thọ mới phát triển quy mô còn hạn chế nhưng đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về khách và doanh thu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Du lịch Phú Thọ phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và công tác xoá đói giảm nghèo: Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, ngoài việc thu hút lực lượng lao động trực tiếp sẽ kéo theo lượng lớn lao động gián tiếp ngoài xã hội nhờ sự xuất hiện những ngành nghề phục vụ du lịch như đưa đón khách, sản xuất hàng thủ công, dịch vụ ăn uống.v.v... góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Du lịch Phú Thọ phát triển góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội: Phát triển du lịch đi đôi với việc xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên tổng hợp, khách sạn, nhà hàng góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương, cải tạo bộ mặt nông thôn và thành thị trên địa bàn tỉnh. Thực tế hiện nay đã có một số công trình vật chất kỹ thuật du lịch góp phần làm đẹp thêm bộ mặt thành phố Việt Trì nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.
Du lịch Phú Thọ phát triển góp phần nâng cao dân trí: Ngoài việc làm tăng thu nhập cho địa phương góp phần nâng cao đời sống về vật chất, phát triển du lịch còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách
62
du lịch. Những sự kiện quan trọng như năm du lịch Phú Thọ hay các lễ hội trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân trong tỉnh.
Du lịch Phú Thọphát triển góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: Du lịch Phú Thọ phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hoá của tỉnh trong nước và trên trường quốc tế. Đặc biệt, các giá trị về nền văn hoá gắn với thời đại Hùng Vương và các di tích giá trị khác,