e. Nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
1.2.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Khi xây dựng Quy hoạch, kế hoạch cần có những nghiên cứu kỹ và đánh giá cũng như dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan và các yếu tố nguồn lực để đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu sát với thực tế và những giải pháp mang tính khả thi để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải điều chỉnh kịp thời để phù hợp, tương xứng với phát triển kinh tế địa phương, phân đoạn cho từng thời kỳ. Hệ thống cơ chế, chính sách cần thông thoáng, nhạy bén tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư phát triển du lịch cũng như sự hoạt động của khách du lịch.
Thứ hai, quan tâm đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch.
38
Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cần trọng tâm trọng điểm, đúng hướng; xác định chương trình mục tiêu phải phù hợp; cần thiết phải bố trí đủ nguồn lực để phát triển theo chương trình đã được phê duyệt; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, đồng thời Nhà nước và doanh nghiệp cùng thực thi chính sách để tạo nên diện mạo mới cho kết cấu hạ tầng du lịch địa phương.
Thứ ba, tạo ra những sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của khách du lịch.
Vận dụng kinh nghiệm của các địa phương, Phú Thọ cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, có thế mạnh riêng, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh của loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh.
Xã hội càng văn minh, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Do vậy, việc tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch là một yếu tố khách quan, nhằm phát triển du lịch ở nhiều quốc gia hiện nay.
Thứ tư, để phát triển du lịch có chất lượng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội; đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển du lịch.
Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, người lao động trong các doanh nghiệp du lịch và cho người lao động tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. Các địa phương luôn quan tâm đến công tác này, vì chất lượng nguồn nhân lực du lịch có tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, yếu tố có tính chất quyết định tới hiệu quả của kinh tế du lịch.
Trong thời gian tới, tỉnh phải quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, từ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp
39
đến nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở du lịch, cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa cho cộng đồng dân cư tại các khu, điểm du lịch tập trung của tỉnh.
Thứ năm, cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch của tỉnh
Mục đích của tuyên truyền quảng bá trong kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhật thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để đạt được mục đích ở thị trường đó. Như vậy, dựa vào thị trường mục tiêu để xác lập mục tiêu cổ động. Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm hình thức sau: tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại, chào hàng và xúc tiến bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành. Tỉnh cần tăng cương quảng bá về hình ảnh du lịch của tỉnh, nhất là sau khi "Hát Xoan Phú Thọ" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thứ sáu, phát triển du lịch cần đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Việc phát triển du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hóa lịch sử, các tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, tắc nghẽn giao thông, cũng là một hiện tượng phổ biến. Phân tích theo cặp phạm trù "nhân - quả" giữa du lịch và môi trường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch.
40
CHƢƠNG 2