Khu đô thị nghỉ dưỡng Hoàng Gia-Đầm Vân Hội Huyện Hạ Hòa Du lịch nghỉ dưỡng, VCGT 2021-

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 105)

- Lao động du lịch: Năm 2030 tạo việc làm cho 82 ngàn lao động (trong đó 20,5 ngàn lao động trực tiếp).

8Khu đô thị nghỉ dưỡng Hoàng Gia-Đầm Vân Hội Huyện Hạ Hòa Du lịch nghỉ dưỡng, VCGT 2021-

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, Viện KTNĐ và Viện NCPT Du lịch.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Để thực hiện có hiệu quả những định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ cần thiết phải thực hiện đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, về quản lý, về đầu tư, về thị trường, về tuyên truyền quảng bá, về đào tạo nguồn nhân lực...vv trong đó các nhóm giải pháp về thể chế, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò then chốt.

3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Trên cơ sở Luật Du lịch và các luật liên quan, UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,...nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ.

+ Cơ chế và chính sách đầu tư:

Trên cơ sở thực tiễn phát triển du lịch của các địa phương, các quốc gia có điều kiện tương đồng với tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách sau:

- Ưu tiên đầu tư hạ tầng khung các khu du lịch, các điểm du lịch quốc gia và đối với các điểm du lịch tiềm năng được định hướng trong quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ...

- Ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện với môi trường.

106

- Khuyến khích đầu tư vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, mạo hiểm, đặc thù.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư.

- Tạo ra sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa đầu tư của tư nhân với đầu tư từ khu vực Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT…

+ Cơ chế chính sách về phát triển nhân lực:

Nhân lực du lịch là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Du lịch Phú Thọ cần thiết phải có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao bên cạnh du lịch cộng đồng.

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp bằng các chế độ ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao về công tác tại khu du lịch ở địa phương;

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

- Bên cạnh đó, đối với du lịch mang tính cộng đồng, cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động là đồng bào các dân tộc (nếu có) với những lao động giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu du lịch Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 105)