Những khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 56)

Trên bình diện chung: Du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Phú Thọ phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết, dịch bệnh.v.v... trên phạm vi toàn cầu. Các dịch bệnh như H5N1 và H1N1, các cuộc khủng hoảng chính trị trên thế giới, nạn khủng bố... đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới ảnh hưởng đến thị trường nguồn là một trong những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế còn kéo dài, trong 5 năm tới Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của suy giảm kinh tế.

Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trong khi trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực... làm giảm tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

Tài nguyên, môi trường du lịch nhiều nơi bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ, khai thác và nhiều nguyên nhân khác (như lũ lụt, cháy

57

rừng...). Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa thực sự hấp dẫn mọi nguồn lực xã hội.

Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.

- Viê ̣t Nam là một trong năm nước chi ̣u tác đô ̣ng ma ̣nh nhất của biến đổi khí hâ ̣u, phát triển du lịch trong giai đoạn tới bắt đầu phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hâ ̣u đặc biệt là những ảnh hưởng tới môi trường và tài nguyên .

Đối với tỉnh Phú Thọ: Ngoài những khó khăn, thách thức trên bình diện chung, phát triển du lịch Phú Thọ còn phải đối mặt với những khó khăn riêng.

Phú Thọ là tỉnh trung du, miền núi vì vậy mặc dù hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được quan tâm đầu tư phát triển, song so với yêu cầu phát triển vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập so với vùng đồng bằng.

Trình độ phát triển du lịch còn ở mức thấp so với mặt bằng chung cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vừa thiếu, vừa yếu đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Thiếu các doanh nghiệp du lịch mạnh trên địa bàn tỉnh để tạo nên động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho toàn tỉnh. Thiếu nguồn nhân lực và hạ tầng dịch vụ, du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành.

Việc phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường phát triển du lịch.

Nhận thức về du lịch của người dân không đồng đều.

2.1.6. Đánh giá chung về tiềm năng và những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ triển du lịch tỉnh Phú Thọ

58

Tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng phong phú và đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Có thể nói rằng nếu không có tài nguyên thì không thể có sức hấp dẫn đối với du khách, và do đó không thể có các hoạt động kinh doanh du lịch. Trong số các bộ phận cấu thành của tài nguyên du lịch thì di sản văn hóa nói chung đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút du khách. Các giá trị văn hóa truyền thống là một thành tố không thể thiếu trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa - loại sản phẩm in dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân tộc.

Ví trí địa lý là lợi thế so sánh của tỉnh trong giao lưu kinh tế; liên kết phát triển du lịch.

Kết cấu hạ tầng của tỉnh thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, tăng khả năng tiếp cận các khu, điểm du lịch cũng như năng lực phục vụ khách.

Kinh tế-xã hội của tỉnh có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và của cả nước, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhanh ngành du lịch tỉnh Phú Thọ.

Môi trường đầu tư khá thuận lợi, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)