e. Nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
1.2.1. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dương
34
Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra thu hút khách du lịch cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gõ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sức văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách tạo sự thông thoáng cho thu hút đầu tư xác dự án vào lĩnh vực du lịch, nhằm tạo ra thế và lực mới cho ngành du lịch. Xây dựng chương trình hành động quốc gia về du lịch, khảo sát và điều tra thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh để hoạch định chiến lược khai thác, bảo đảm phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Ngành du lịch đã chủ động tham mưu với chính quyền tỉnh về đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Nhiều dự án được hoàn thiện và phát huy hiệu quả như xây dựng đường vào khu du lịch Phật Tích, Cổ Mễ; dự án đầu tư xây dựng chùa Hồng Ân - Núi Lim..., đây là những điểm có triển vọng thu hút nhiều khách đến tham quan, du lịch.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được nâng cao với nhiều hình thức, quy mô được mở rộng nhằm giới thiệu du lịch Bắc Ninh đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nhiều ấn phẩm du lịch được phát hành, tỉnh đã tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội mang đậm nét của vùng văn hóa kinh bắc, nhằm tạo sự thu hút khách du lịch thập phương đến với Bắc Ninh.
Chính những tiềm năng du lịch, những đầu tư đúng đắn và công tác quảng bá có hiệu quả đã thu hút một lượng khách rất lớn đến với Bắc Ninh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách nội địa và lượng khách quốc tế đến địa phương tăng mạnh. Nếu năm 2001 khách nội địa đến Bắc Ninh là 36.500
35
lượt người, 2002 là 40.920 lượt người thì đến năm 2011 là 233.700 lượt người và năm 2012 là 1.500.000 lượt người. Về khách quốc tế đến Bắc Ninh, nếu năm 2002 là 1.700 lượt khách thì đến năm 2011 là 13.549 lượt khách và năm 2012 là 16.500 lượt khách.
Với số lượng cơ sở lưu trú và buồng lớn, không ngừng tăng theo từng năm, Bắc Ninh đã đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của du khách quốc tế và nội địa, góp phần thu hút và giữ chân du khách ở lại nghỉ dưỡng, tham quan địa phương nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2007 Bắc Ninh có 119 cơ sở lưu trú với 1.096 buồng , năm 2008 có 139 cơ sở với 1.297 buồng thì đến năm 2011 Bắc Ninh có 221 cơ sở lưu trú với 2.084 buồng và năm 2012 có 268 cơ sở lưu trú với 2.606 buồng.
Bên cạnh đó, công tác phát triển số lượng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng được tỉnh quan tâm sâu sát, nội dung bồi dưỡng tập trung sâu vào việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, do vậy hiện nay lượng du khách đến với Bắc Ninh ngày một đông. Theo số liệu thốngkê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch của tỉnh năm 2010 là 850 người, 2011 là 1.140 người. Số lượng hướng dẫn viên tăng nhanh và số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ cũng mạnh, chủ yếu là sử dụng tiếng Anh.