Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 66)

Cơ sở lưu trú: Trong thời gian gần đây, công tác xã hội hóa du lịch được thực hiện, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2006 toàn tỉnh có 75 cơ sở (23 khách sạn, 52 nhà nghỉ) với tổng số 1.292 buồng, đến năm 2013 có 248 cơ sở (30 khách sạn và 218 nhà nghỉ) với tổng số 3.550buồng.Công suất sử dụng buồng tăng đều, ổn định: năm 2006 là 41,3 % đến năm 2013 là 56,1%.

Bảng 2.3: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ từ 2006 đến 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

CSLT DL Cơ sở 75 95 122 136 158 181 210 248 Số buồng Buồng 1.292 1.552 1.847 1.972 2.226 2.505 3.000 3550 CS sử dụng % 41,3 44,2 52,5 53,4 55,1 55,3 55,4 56,1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ.

Cơ sở ăn uống: Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh…Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.

Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan trong những năm qua cũng đã bước đầu phát triển. Tuy nhiên một số nhà hàng thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn

67

giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức.

Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm tham quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác: Toàn tỉnh có 11 bể bơi, 52 sân quần vợt ...các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.

Các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí như: Công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hóa… đã bước đầu được quan tâm đầu tư. Nhìn chung hầu hết các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí, tham quan còn quá thiếu chưa thu hút được du khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)