Tạo dựng văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty cổ phần thương mại Galanzer Cosmetics (Trang 85)

c. Công tác đào tạo phát triển.

3.2.5. Tạo dựng văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các chuẩn mực về các giá trị đặc trưng được tổ chức tôn trọng và thực hiện nhất quán. Những giá trị này có ảnh hưởng mạnh đến hành vi của các thành viên trong tổ chức. Bởi nó có tác dụng hướng dẫn hoạt động, hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp.

Các giá trị đặc trưng đó bao gồm các giá trị niềm tin, tín ngưỡng, quan điểm, nhận thức, phương pháp, tư duy... Thực hiện những điều này một cách đồng bộ là biểu hiện cao nhất của tính thống nhất và đặc trưng của Công ty. Do đó, đây cũng là cơ sở để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hóa doanh nghiệp còn được gọi là bản sắc riêng có của tổ chức, là giá trị để các thành viên hướng tới, hành động và tự hào. Nó mang tính chất tự nguyện và định hướng, không gò bó theo nội quy và các nguyên tắc nhưng mang tính chất nhất quán cao. Mọi thành viên trong tổ chức đều tôn trọng và làm theo một cách tự nguyện, tự giác như là một thói quen hành động. Doanh nghiệp chỉ có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài nếu có văn hóa doanh nghiệp mạnh và được duy trì bởi sự thống nhất và dựa trên sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân viên. Sức mạnh này góp phần tạo dựng giá trị niềm tin và tự hào doanh nghiệp cho mỗi cá nhân. Đó cũng là cách tạo động lực cho người lao động.

Nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mạnh, nhân viên sẽ tỏ ra gắn bó và trung thành với tổ chức hơn, kết quả hoạt động và hiệu lực tổ chức cũng cao hơn so với những nơi có văn hoá doanh nghiệp yếu. Ở những tổ chức không có sự phân định rõ ràng điều gì là quan trọng, điều gì không, thì văn hoá doanh nghiệp được coi là yếu. Người quản lý ở những tổ chức như vậy ít chịu ảnh hưởng bởi các giá trị chủ đạo, giá trị tiền đề thì việc ra quyết định thiếu nhất quán bởi chúng chịu sự chi phối của những nguyên tắc không nhất quán. Sự mơ hồ làm giảm sự quyết tâm và nhiệt tình của nhân viên, mâu thuẫn làm cho mối quan hệ tổ chức trở nên phức tạp, hỗn độn và mất phương hướng. Mức độ mạnh - yếu của văn hoá doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có quy mô tổ chức, tuổi đời tổ chức, số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt, cường độ các hoạt động mang tính chất văn hoá của tổ chức.

Sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp có thể được nhận biết thông qua: Xu thế duy trì lâu dài các đặc trưng văn hoá điển hình trước những tác động của thời gian và những áp lực từ nhiều phía. Văn hoá doanh nghiệp là “nhân cách”của doanh nghiệp. Việc tạo ra “nhân cách” này là rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của công ty trong đó ảnh hưởng trực

tiếp nhất là lĩnh vực cung cấp dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy việc tạo dựng văn hoá doanh nghiệp là một công việc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

Hiện nay môi trường làm việc trong Công ty khá thân thiện và đoàn kết, mọi người cùng giúp đỡ nhau làm việc cùng hướng đến mục tiêu chung là “Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Galanzer Cosmetics cũng chính là lợi ích của Galanzer Cosmetics”. Tuy nhiên nhân viên của Công ty vẫn chưa thực hiện mục tiêu này một cách thành công, khiến cho chất lượng dịch vụ sau bán hàng không cao, hơn nữa nhân viên của Galanzer Cosmetics chưa thực sự trung thành với Công ty, vẫn có tình trạng nhân viên bỏ Công ty sang làm một Công ty khi Công ty khác trả lương cao hơn. Văn hoá doanh nghiệp tạo dựng môi trường lành mạnh, đoàn kết giúp các nhân viên ngày càng hoà nhập với tổ chức, cùng nhau thực hiện sứ mệnh, phương châm của Công ty. Khi đó nhân viên sẽ biết rõ mình làm việc cho tổ chức nào, định hướng vào khách hàng ra sao và cùng cố gắng đem lại sự hài lòng cho khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy chất lượng dịch vụ sau bán hàng sẽ ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, việc tạo ra ‘tính cách “cho công ty không phải là một công việc dễ ràng, phải có sự quyết tâm của toàn thể công ty. Muốn tạo ra được “tính cánh’của công ty thì công ty, các ấn phẩm, các tuyên bố về chính sách, và đặc biệt là qua hành vi của người người lãnh đạo . Một khi những người lãnh đạo cao cấp đều nhất quán tôn trọng sự công bằng và trung thực trong kinh doanh, chúng sẽ trở thành tài sản của Công ty.

Muốn xây dựng văn hoá doanh nghiệp tiến bộ và phù hợp thì người lãnh đạo cần thực hiện:

• Trước hết người lãnh đạo cần xây dựng cho mình một phong cách quản lý phù hợp với lĩnh vực kinh doanh cũng như đặc trưng phong cách cá nhân. Người lãnh đạo nên ý thực hơn vai trò của bản thân đối với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần phải chú trọng đến vai trò của hoạt động nhóm, tập thể. Vì hành vi của nhóm, tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các cá nhân khác trong tổ chức.

• Cần phải có các chương trình tuyên dương những cá nhân có thành tích, cá nhân mẫu mực cho toàn Công ty noi theo. Có thể sử dụng ngay hình ảnh của bản thân hoặc các nhân viên tiêu biểu trong tổ chức đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho họ thể hiện tài năng, tính sáng tạo của mình.

• Người lãnh đạo cao nhất phải thể hiện sự cam kết thực hiện và chỉ đạo sát sao, gương mẫu về những hành vi và giá trị đạo đức mà mình đã đề ra. Giá trị đạo đức của người lãnh đạo có thể được truyền đến người lao động theo nhiều hình thức khác nhau,

như qua các bài hát truyền thống, bài phát biểu, qua các cuộc nói chuyện... Tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức và đặc trưng riêng của Công ty mà người lãnh đạo xây dựng cho mình một phong cách quản lý thích hợp.

• Thiết lập một hệ thống các chuẩn mực, hành vi phù hợp với mục tiêu và đặc điểm hoạt động của Công ty như: thật thà, trung thực, lịch sự, tôn trọng và niềm nở với khách hàng. Các chuẩn mực này rất quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty nhưng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng. Nếu tuân theo đúng các chuẩn mực đã xây dựng thì khi tiếp xúc với khách hàng thì khả năng mang đến sự hài lòng cho khách hàng sẽ cao hơn và nhất quán hơn. Như vậy, giá trị và niềm tin về Công ty cũng được nâng cao hơn.

• Để tạo điều kiện cho các hệ thống chuẩn mực hành vi và đạo đức có hiệu lực cần xây dựng các chương trình phổ biến và rèn luyện văn hóa doanh nghiệp toàn diện, khả thi. Các chương trình đạo đức bao gồm các chương trình hành động về đạo đức và các biện pháp quản lý giúp đỡ cho việc triển khai các chương trình hành động này. Việc xây dựng này cần có sự tham gia của các thành viên trong công ty để chương trình được hoàn thiện và thực hiện một cách dễ ràng và có hiệu quả.

• Công ty cần thường xuyên tiến hành tổ chức các cuộc thi, các hoạt động thi đua thực hiện tạo dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh, tiên tiến hoặc bình chọn các nhân viên xuất sắc, nhân viên của tháng...đã có đóng góp to lớn cho hoạt động tạo dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty. Hoạt động này nhằm khuyến khích các nhân viên cùng cố gắng vì mục tiêu chung của tổ chức.

• Tạo điều kiên giao lưu, hợp tác giữa các đơn vị bộ phận và các thành viên trong tổ chức. Thông qua đó giúp mọi người có cơ hội học hỏi lẫn nhau và trau dồi tinh thần đoàn kết thân ái trong nội bộ tổ chức

• Xây dựng các khẩu hiệu và chương trình hành động như: “Chung tay xây dựng ngôi nhà Chung”, “Tất cả vì sự phát triển bền vững của Galanzer Cosmetics”, ‘Phấn đấu tạo dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh”...

• Tăng cường phát huy không khí hòa đồng, thân thiện, đoàn kết trong Công ty. Đồng thời tạo điều kiện cho các nhân viên mới có thể hoà nhập với văn hoá của doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng “Ma cũ bắt nạt ma mới”. Và đặc biệt là khả năng xây dựng được môi trường làm việc tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau với không khí của một Ngôi nhà chung. Có như vậy thì nhân viên của Công ty mới có động lực hăng say làm việc, tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn kết.

• Thường xuyên kiểm tra ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của từng thành viên để có những biện pháp thích hợp để nâng cao văn hoá doanh nghiệp trong Công ty. Hoạt động đánh giá có thể tiến hành thông qua các hình thức như: Mở các cuộc điều tra để lấy ý kiến của các cán bộ, nhân viên, thực hiện các chương trình đánh giá dân chủ, kiểm điểm và tự kiểm điểm cá nhân, phát các phiếu kín hoặc phiếu thăm dò ý kiên qua các bảng điều tra...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty cổ phần thương mại Galanzer Cosmetics (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w