Nhóm biện pháp đối với cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 89)

- Cơ chế quản lý chƣơng trình đào tạo còn bất cập là một yếu tố cản trở được

3.2.3. Nhóm biện pháp đối với cán bộ quản lý

3.2.3.1. Mục đích

CBQL là một trong những thành tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới PPDHNN. Với vai trò vừa là người chỉ đạo, vừa là người thực hiện, họ phải là những người gương mẫu đi đầu. Mọi cản trở xuất phát từ phía CBQL sẽ lập tức ảnh hưởng đến các thành viên khác và ngăn cản sự phát triển của cả quá trình đổi mới. Vì thế, những biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố cản trở đổi mới PPDHNN liên quan đến các cấp quản lý hướng tới các mục tiêu sau:

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của CBQL trong đổi mới PPDHNN. Trên cơ sở đó tiến hành phân cấp, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho họ.

- Xác định các nội dung, lĩnh vực trong đổi mới PPDHNN và các công việc cần tiến hành trong mối liên hệ với quy trình quản lý đào tạo.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức và các quy định, cơ chế thuận lợi cho đổi mới và quản lý đổi mới PPDHNN trong điều kiện cụ thể của Trường.

- Tạo dựng và củng cố sự đồng thuận giữa CBQL với các thành viên khác, tạo môi trường chia sẻ kinh nghiệm giữa những người tham gia.

- Tăng cường năng lực của đội ngũ CBQL trong các lĩnh vực quản lý sự thay đổi, sử dụng và quản lý trang thiết bị dạy học hiện đại.

85

- Khắc phục các hạn chế về số lượng và chất lượng SV trong lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới PPDHNN.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung các biện pháp

- Tập huấn công tác quản lý sự thay đổi trong đổi mới PPDHNN. - Yêu cầu các CBQL xây dựng kế hoạch, lộ trình đổi mới PPDHNN. - Xây dựng cơ chế quản lý đổi mới PPDHNN.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức CNTT, kỹ năng sử dụng và quản lý các thiết bị dạy học. - Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các cơ sở có nhiều thành công trong quản lý đổi mới PPDHNN.

- Động viên, khen thưởng kịp thời các CBQL có sáng kiến quản lý thúc đẩy quá trình đổi mới PPDHNN.

* Cách thức thực hiện các biện pháp

Biê ̣n pháp 1: Tập huấn công tác quản lý sự thay đổi trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Nhấn mạnh vai trò tiên phong của CBQL trong quá trình đổi mới PPDHNN. - Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo dành cho CBQL về các nội dung, các chức năng quản lý và các công cụ để quản lý đổi mới PPDHNN.

- Giao cho Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế kết hợp cùng khoa Ngoại ngữ Du lịch đề xuất và chủ trì đề tài về quản lý quá trình đổi mới PPDHNN tại Trường trong giai đoạn sắp tới.

Biê ̣n pháp 2: Yêu cầu các cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch, lộ trình đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Thành lâ ̣p ban chỉ đa ̣o đổi mới PPDHNN.

- Ban chỉ đạo lập và trình Ban giám hiệu duyệt kế hoạch tổng thể về đổi mới PPDHNN, trong đó cần đề cập rõ lộ trình thực hiện, mục tiêu của từng giai đoạn và các nội dung cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

- Tại khoa Ngoại ngữ Du lịch, yêu cầu các CBQL dựa vào kế hoạch tổng thể nêu trên và thực tiễn kế hoa ̣ch chuyên môn của các bô ̣ phâ ̣n để lâ ̣p kế hoa ̣ch tổ chức các hoa ̣t động triển khai đổi mới PPD HNN trong từng giai đoa ̣n . Trong các kế hoạch này phải

86

trình bày cụ thể các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời hạn triển khai, phương pháp tổ chức tiến hành, cơ chế quản lý và đánh giá cũng như các điều kiện hỗ trợ dựa trên các đặc thù về nguồn lực và hoạt động của bộ phận. Việc dự kiến phân công trách nhiệm của các cá nhân tham gia cũng cần được quan tâm thích đáng để làm căn cứ KT - ĐG, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Biê ̣n pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Ban giám hiệu chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp với các bộ phận khác rà soát, đề xuất điều chỉnh quy trình quản lý đào tạo theo hướng tạo các điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDHNN.

- Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với Ban tư vấn chế độ của Trường nghiên cứu , đề xuất cải tiến cơ chế đánh giá , khen thưởng căn cứ trên chất lượng và hiệu quả công việc thực tế của GV và CBQL . Kết hơ ̣p nhiều nguồn thông tin để đánh giá được khách quan. Xây dựng các chính sách khuyến khích đổi mới PPDHNN như: giảm thời gian giảng dạy để GV tham gia các đề tài NCKH về đổi mới PPDHNN, hỗ trợ các điều kiện về kinh phí, tài liệu, trang thiết bị dạy học, ưu tiên tham dự các chương trình bồi dưỡng trong và ngoài nước về PPDHNN.

- Xây dựng quy trình quản lý đối với quá trình đổi mới PPDHNN. Đây là một việc làm rất quan trọng nhằm tạo định hướng chung cho cả quá trình, giúp các cấp quản lý có bức tranh tổng thể và khoa học về mọi công việc đang được tiến hành. Quy trình quản lý đổi mới PPDHNN phải thể hiện được bốn chức năng quản lý và bao gồm các nội dung sau:

+ Cam kết của các cá nhân, tập thể với Trường về triển khai hiệu quả các nội dung đổi mới đã được đề cập trong định hướng và kế hoạch của Trường.

+ Tổ chức triển khai theo lộ trình thích hợp, có cơ chế chặt chẽ đảm bảo sự phối hợp từ GV đến các bộ môn, khoa, phòng chức năng và đặc biệt là với Phòng Đào tạo và Ban chỉ đạo đổi mới PPDHNN.

+ Chỉ đạo, giám sát và kiểm soát việc thực hiện đổi mới của GV và CBQL một cách thường xuyên và sâu sát, tránh trường hợp đổi mới PPDHNN chỉ diễn ra trong các giờ hội giảng, khi có các đại biểu dự giờ. Muốn làm tốt điều này, chính CBQL các khoa, bộ môn phải là người gương mẫu từ suy nghĩ đến các hành động hàng ngày và trong các hoạt động quản lý của mình. Bên cạnh đó còn cần có một quy trình giám sát linh hoạt và khoa học tránh gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người được giám sát.

87

+ KT - ĐG việc triển khai và rút kinh nghiệm thường xuyên, cương quyết trên mọi góc độ với các hình thức đa da ̣ng để vừa điều chỉnh, vừ a thúc đẩy quá trình nhằm duy trì nó một cách bền vững . Đổi mới công tác kiểm tra , thanh tra chuyên môn theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa , điều chỉnh, tư vấn hơn là truy tìm sai sót . Chú trọng kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của GV và SV.

- Ban giám hiê ̣u và ban chỉ đạo đổi mới PPD HNN cũng cần thường xuyên tham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoa ̣t đô ̣ng đổi mớ i thông qua vai trò của các CBQL khoa , bô ̣ môn. Việc điều chỉnh cần được tiến hành sớm sau khi có kết quả đánh giá, tạo niềm tin của GV và CBQL.

Biê ̣n pháp 4: Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng và quản lý các thiết bị dạy học

- Yêu cầu Phòng Hành chính - Quản trị phối hợp với khoa kiểm kê, lập danh mục chính xác các trang thiết bị dạy học (kể cả lý thuyết và thực hành) hiện có.

- Đối với các trang thiết bị dạy học: tổ chức các khoá tập huấn về cách sử dụng, bảo quản nói chung và khai thác các trang thiết bị này vào các PPDH cụ thể. Kế hoạch tổ chức phải được thông báo sớm và rộng rãi đến khoa để bố trí người tham dự. Cần tổ chức các khoá học này lặp lại ít nhất từ hai đến ba lần để tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia.

- Về kinh phí: giao Phòng Tài chính - Kế toán đề xuất, chủ yếu sử dụng kinh phí bồi dưỡng, nâng cao trình độ.

Biê ̣n pháp 5: Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các cơ sở có nhiều thành công trong quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế tìm hiểu và lập kế hoạch tổ chức các hình thức tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị đã đạt được những thành công nhất định trong công tác đổi mới PPDHNN.

- Trong kế hoạch, cần xác định rõ mục tiêu của từng chuyến đi cùng các nội dung cụ thể cần trao đổi. Trong các đoàn công tác này, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tìm hiểu từng lĩnh vực đã đề cập trong nội dung giao lưu. Những người này cũng có trách nhiệm tổng kết các kinh nghiệm đã thu hoạch được ở từng cơ sở và so sánh giữa các cơ sở đã tham quan, báo cáo trước Ban giám hiệu và Ban chỉ đạo đổi mới PPDHNN để xác định các yếu tố thích hợp có thể áp dụng trong thực tiễn của Trường.

88

Biê ̣n pháp 6: Động viên, khen thƣởng kịp thời các cán bộ quản lý có sáng kiến quản lý thúc đẩy quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Đề xuất các hình thức khen thưởng xứng đáng và kịp thời kể cả về vật chất lẫn tinh thần đối với tập thể, cá nhân có các sáng kiến thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của việc quản lý đổi mới PPDHNN.

- Nhà trường cần giao việc đề xuất các mức khen thưởng cho Phòng Tổ chức - Hành chính và Phòng Kế toán - Tài chính trên cơ sở tham vấn Ban tư vấn chế độ. Nguồn kinh phí cho việc khen thưởng có thể trích từ quỹ khen thưởng của Trường hoặc thành lập quỹ riêng cho nhiệm vụ đổi mới PPDH trên cơ sở phù hợp các quy định của Nhà nước và ngành Giáo dục.

- Các CBQL đã có thành tích nâng cao hiệu quả đổi mới PPDHNN cần được quan tâm bồi dưỡng, giao các đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này và được tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và các hỗ trợ khác hay tham gia vào các chuyến tham quan, học tập về đổi mới PPDHNN trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 89)