Nhóm biện pháp đối với mục tiêu, chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 95)

- Cơ chế quản lý chƣơng trình đào tạo còn bất cập là một yếu tố cản trở được

3.2.5.Nhóm biện pháp đối với mục tiêu, chương trình đào tạo

3.2.5.1. Mục đích

Mục tiêu là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ đạt được sau mỗi môn học, bài học hay một tiết học. Mục tiêu có vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình dạy học. Chương trình đào ta ̣o thể hiện mục tiêu, nội dung đào tạo và phân bố thời gian đào tạo cho các khối kiến thức xuyên suốt quá trình đào tạo. Tại Trường CĐDLHN, việc cải tiến chương trình đào tạo ngoại ngữ là nhằm đảm bảo chương trình đào tạo ngoại ngữ luôn có các nội dung hiện đại, cập nhật so với thực tiễn nghề nghiệp, có cấu trúc các môn học hợp lý về thời gian và linh hoạt về tổ chức thực hiện, từ đó giúp nhà quản lý tạo môi trường thuận lợi và điều kiện dễ dàng cho GV và SV triển khai tốt các nội dung đổi mới PPDHNN, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung các biện pháp

91

- Quản lý chương trình đào tạo ngoại ngữ theo hướng “mở”, cập nhật và thiết thực. - Tăng cường kiểm tra, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện chương trình đào tạo. * Cách thức thực hiện các biện pháp

Biê ̣n pháp 1: Chỉ đạo việc xác định mục tiêu dạy học ngoại ngữ

- Mục tiêu phải cụ thể tường minh vì mục tiêu là cái mốc cơ bản để thiết kế chương trình đào tạo, xác định nội dung đào tạo và định hướng cho việc tìm ra các HTTCDH, PPDH, phương pháp KT - ĐG phù hợp. Xác định mục tiêu môn học, bài học là khâu đầu tiên của quy trình đào tạo, là khâu quan trọng không thể thiếu nhằm mô tả các hoạt động, hành vi mà người học chiếm lĩnh được. Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu phải được thể hiện bằng một động từ cụ thể, rõ ràng và có thể quan sát được. Tránh dùng những động từ tĩnh, ý nghĩa không rõ ràng, không biết rõ mức độ thực hiện.

- Mục tiêu phải được phân định theo cấp bậc nhận thức (Nhớ; Hiểu; Áp dụng; Phân tích; Tổng hợp; Đánh giá), cấp bậc kỹ năng (Bắt chước; Thao tác; Chuẩn hóa; Phối hợp; Tự động hóa) và cấp bậc thái độ (Chấp nhận; Đáp ứng; Đánh giá; Ý thức tổ chức; Biểu thị tính cách), đặc biệt chú trọng vào bậc cao hơn.

- Chỉ đạo GV phải thể hiện đầy đủ mục tiêu của từng bài học trong hồ sơ môn học của mình bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể phải được mô tả rõ ràng như: Ai? Làm gì? Điều kiện thực hiện? Trong thời gian bao lâu? Tốt đến mức độ nào?...

- Cán bộ các tổ bộ môn giám sát, quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu môn học, bài học để có cơ sở cho công tác KT - ĐG và định hướng cho việc thực hiện đổi mới PPDHNN.

Biê ̣n pháp 2: Quản lý chƣơng trình đào tạo ngoại ngữ theo hƣớng “mở”, cập nhật và thiết thực

- Thành lập Ban tư vấn chương trình đào tạo. Thành viên của Ban này bao gồm đại diện Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, CBQL khoa ngoại ngữ và các GV ngoại ngữ có kinh nghiệm trong giảng dạy. Ngoài các thành viên trong Trường, cần mời các chuyên gia ngoại ngữ am hiểu lĩnh vực du lich - khách sạn đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.

- Triển khai phân tích các yêu cầu cụ thể của môn ngoại ngữ đang đào tạo, các đặc trưng riêng có của Trường để làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình dành cho ngoại ngữ.

92

- Tiến hành phân tích tính thích ứng của các chương trình đào tạo ngoại ngữ hiện có với thực tiễn để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của các chương trình đó.

- Trên cơ sở các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực tiễn yêu cầu của môn ngoại ngữ, thực tiễn triển khai chương trình đào tạo của Trường để bổ sung, hoàn thiện các nội dung của chương trình. Phát phiếu thăm dò ý kiến GV, CBQL và SV về chương trình đào tạo liên quan.

- Tổ chức hội thảo về chương trình đào tạo ngoại ngữ của Trường. Ngoài các CBQL, GV, SV của Trường, thành phần tham dự hội thảo cần có các các chuyên gia về phát triển chương trình đào tạo, các chuyên gia du lịch và đào tạo du lịch.

- Tổ chức cho GV, CBQL của Trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch có cấp học tương đương của các nước trong khu vực và thế giới như: Học viện Du lịch Thailand, Trung tâm đào tạo thuộc Hiệp hội DL-KS Singapore, Học viện Du lịch Cao Hùng - Đài Loan, Học viện TAFE - Australia.

- Giáo trình được chọn phải đảm bảo tính hệ thống, tính vừa sức và phù hợp với thời lượng đã xác định trong chương trình, đặc biệt phải phù hợp với mục tiêu đào tạo.

Biê ̣n pháp 3: Tăng cƣờng kiểm tra, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện chƣơng trình đào tạo

- Ban giám hiệu chỉ đạo Phòng Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Ban thanh tra giáo dục kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ việc thực hiện chương trình đào tạo.

- Xây dựng và phát phiếu khảo sát ý kiến các SV năm cuối của hệ Cao đẳng và các GV đã trực tiếp giảng dạy về chương trình đào tạo, các CBQL của Trường và các cơ sở sử dụng lao động do Trường đào tạo. Trong phiếu này cần chú ý thu thập số liệu đánh giá chương trình theo năm tiêu chí: tính trình tự, tính gắn kết, tính phù hợp, tính cập nhật và tính hiệu quả.

- Chỉ đạo Ban tư vấn chương trình đào tạo triển khai thu thập ý kiến, phân tích và đề xuất Ban giám hiệu các vấn đề cần cải tiến trong chương trình môn học để nó thực sự tạo điều kiện cho quá trình đổi mới PPDHNN.

- Giao Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế đề xuất và lập kế hoạch triển khai các đề tài NCKH về quản lý và phát triển chương trình đào tạo cũng như tích cực vận động tìm kiếm các nguồn kinh phí cho công tác này như: quỹ NCKH của Bộ Văn

93

hóa, Thể thao và Du lịch, chương trình quốc gia về phát triển du lịch, dự án phát triển chương trình đào tạo nghề du lịch ASEAN.

- Triển khai tìm hiểu điều tra nhu cầu của người học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 95)