Nhóm biện pháp đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 86)

- Cơ chế quản lý chƣơng trình đào tạo còn bất cập là một yếu tố cản trở được

3.2.2. Nhóm biện pháp đối với sinh viên

3.2.2.1. Mục đích

SV là thành phần không thể thiếu trong quá trình đổi mới PPDHNN. Họ vừa là đối tượng tiếp nhận các cải tiến phương pháp dạy nhưng cũng đồng thời là chủ thể của việc thay đổi các phương pháp học để thích ứng với những cải tiến đó. Trong quá trình đổi mới PPDHNN tại Trường CĐDLHN vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố cản trở liên quan đến SV. Để hạn chế chú ng, các biện pháp tác động cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tăng cường năng lực học tập của SV, đặc biệt là tự học, trên cơ sở sự chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức của họ.

- Huấn luyện cho SV thành thạo kỹ năng thực hành giao tiếp ngoại ngữ cùng với những kỹ năng khác cần thiết đối với nhân viên ngành Du lịch tương lai trong đó bao gồm kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm.

82

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung các biện pháp

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV trong việc xác định động cơ, ý thức học tập ngoại ngữ.

- Nâng cao năng lực học và tự học ngoại ngữ cho SV. - Phát triển các kỹ năng mềm cho SV.

* Cách thức thực hiện các biện pháp

Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc xác định động cơ, ý thức học tập ngoại ngữ

- Ngay từ sau khi khai giảng, tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa CBQL của Trường, của khoa, đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - khách sạn với SV về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với nghề nghiệp. Thông qua đó, giúp SV nhìn nhận rõ hơn môi trường học tập của mình và có định hướng tích cực ngay từ ban đầu về động cơ học tập ngoại ngữ, góp phần tạo dựng ý thức, thái độ học tập đúng đắn cho bản thân. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để SV nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình đối với nhà trường và các doanh nghiệp.

- Giao nhiê ̣m vu ̣ cho GV, đặc biệt là những GV chủ nhiệm chuyên trách của các lớp thường xuyên quan tâm, động viên, theo dõi tình hình học tập cũng như đời sống của SV đặc biệt là các biểu hiện liên quan đến mục tiêu , thái độ và ý thức học tập để đưa ra những giải pháp kịp thời nếu SV có những biểu hiện lệch hướng.

- Thông qua hê ̣ thống GV chủ nhiê ̣m và cán bô ̣ lớp , cán bô ̣ Đoàn, phát động rộng khắp về chủ trương đổi mới PPD HNN của Trường tới SV , trong đó cần nhấn ma ̣nh vai trò quan trọng của SV đối với toàn thể quá trình đổi mới PPDHNN.

- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những thành tích học tập của SV, tạo điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất trong khả năng có thể để SV thấy được sự quan của nhà trường, của khoa từ đó nâng cao ý thức học tập.

Biện pháp 2: Nâng cao năng lực học và tự học ngoại ngữ cho sinh viên

- Tổ chức các buổi gă ̣p gỡ , trao đổi giữa SV với CBQL khoa ngoại ngữ, với các GV có kinh nghiê ̣m và thành tích trong công tác giảng dạy ngoại ngữ ngay từ đ ầu khoá học. Thông qua đó, giới thiệu cho SV các đă ̣c trưng chủ yếu về phương pháp dạy học ngoại ngữ tích cực, giúp SV có những hiểu biết về nó để từ đó SV có định hướng lựa

83

chọn phương pháp học ngoại ngữ thích hợp nhất cho bản thân, tạo cho SV niềm say mê, hứng thú tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ngoại ngữ ngay từ khi bắt đầu học.

- Thông qua GV bộ môn, hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cho môn ngoại ngữ.

- Tổ chức Trung tâm ngoại ngữ nhằm tạo điều kiện cho SV có cơ hội trau dồi và từng bước nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân.

- Tạo điều kiện cho các SV đã có chứng chỉ ngoại ngữ được tham gia cuộc thi sát hạch trình độ do Trường tổ chức và cho phép những người đạt yêu cầu được nghỉ một số tiết ho ̣c ngoa ̣i ngữ nhất định theo quy định.

- Tổ chức các câu la ̣c bô ̣ ngoa ̣i ngữ để SV có thêm môi trường thực hành giao tiếp. Thông qua đó, SV sẽ trao đổi, chia sẻ được tất cả những vấn đề liên quan đến ngoại ngữ mà họ quan tâm trong khi trên lớp không thể có đủ quỹ thời gian để giải đáp. Ngoài ra, câu lạc bộ ngoại ngữ lại vừa là sân chơi để SV ngoại ngữ “vừa học vừa chơi” nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân.

- Tổ chức các cuô ̣c thi Olympic ngoa ̣i ngữ . Tă ̣ng điểm thưởng vào kết quả ho ̣c tâ ̣p của những SV đoa ̣t giải trong những kỳ th i này. Đây cũng là một hoạt động rất cần được quan tâm vì thông qua đó sẽ khơi dậy được lòng say mê ngoại ngữ của SV.

- Nhà trường mời người bản ngữ đến làm GV thỉnh giảng để SV có cơ hội tiếp xúc và hoàn thiện khả năng phát âm chuẩn của mình.

- Tạo ra mô ̣t diễn đàn trực tuyến ta ̣i trang web của Trường (http://www.htc.edu.vn) để SV ngoại ngữ và mọi người quan tâm đến ngoại ngữ có cơ hội giao lưu , trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp ho ̣c tâ ̣p ngoại ngữ trên mạng. GV ngoại ngữ kết hợp với nhân viên Trung tâm ứng du ̣ng CNTT quản tri ̣ diễn đàn này . Thường xuyên theo dõi và cập nhâ ̣t thông tin trên diễn đàn.

- Nhà trường và khoa ngoại ngữ tạo điều kiện, môi trường khuyến khích và hỗ trợ SV tham gia NCKH dưới hình thức đề tài riêng hoặc cùng nghiên cứu đề tài với các GV nhằm giúp SV phát huy tính chủ động, sáng tạo và độc lập giải quyết vấn đề, biết hệ thống hoá vấn đề, biết tìm kiếm và tham khảo tài liệu ngoại ngữ, biết trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học. Đồng thời, hoạt động NCKH cũng là cách tốt nhất giúp SV hiểu sâu rộng hơn về môn học.

84

Biện pháp 3: Phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên

- Chỉ đạo GV phải luôn hướng dẫn SV học ngoại ngữ theo phương pháp thực hành giao tiếp, đưa ra các tình huống để SV làm việc theo nhóm, tư duy và sau đó thuyết trình trước lớp, nhằm từng bước hình thành các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình,… cho SV ngay từ đầu khóa học với phương châm “mưa dầm thấm lâu”.

- Liên kết hợp tác với các chuyên gia của Trung tâm phát triển các kỹ năng mềm Tâm Việt tổ chức các lớp huấn luyện cho SV phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy,…

- Tổ chức các “sân chơi” cho SV như câu lạc bộ ngoại ngữ, các trò chơi tâ ̣p thể , các hoạt động xã hội , các hoạt động từ thiện, các hội thảo nhỏ về kỹ năng giao tiếp , kỹ năng làm viê ̣c nhóm , kỹ năng thuyết trình,…và vai trò của ngoại ngữ đối với SV du lịch hoă ̣c lồng ghép các nô ̣i dung này trong các sinh hoa ̣t đi ̣nh kỳ của lớp, khoa, Đoàn TNCSHCM.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 86)