Những yếu tố liên quan đến sinh viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 65)

II. Phƣơng tiện dạy học

2.3.2. Những yếu tố liên quan đến sinh viên

Nhìn tổng quát kết quả thống kê trong Phụ lục 4, các yếu tố cản trở liên quan đến SV đều có điểm cao hơn điểm TB, nhiều yếu tố có điểm cao hơn mức 3,0 điểm. Như vâ ̣y, những yếu tố liên quan đến SV đã cản trở quá trình đổi mới PPDHNN với những mứ c đô ̣ khác nhau.

2.3.2.1. Nhận thức và tâm lý

Theo phân tích ở phần trước, đa ̣i đa số SV của Trường CĐDLHN đã nhâ ̣n thức đổi mới PPDHNN là Rất cần thiết và Cần thiết trong thực tế của Trường hiê ̣n nay . Phụ lục 4 cho thấy, tương tự như với GV , các yếu tố cản trở liên quan đến tâm lý và nhận thức của SV chủ yếu là những băn khoăn, e nga ̣i và đều có điểm cao hơn mức trung bình, chứng tỏ chúng đã có cản trở rõ rệt đến quá trình đổi mới PPDHNN.

- Sức ỳ của lối mòn học theo phƣơng pháp truyền thống của SV

Xét trong nhóm các yếu tố liên quan SV thì sự cản t rở của yếu tố "sức ỳ" thụ động trong phương pháp ho ̣c truyền thống là yếu tố đứng số 1(3,12 điểm) và xếp bậc 2/42

trong cột xếp bậc chung. 45,8% SV cho rằng đây là yếu tố Rất cản trở họ. Rõ ràng, cách học thụ động gắn với SV trong suốt cả những năm học ở cấp dưới đã tạo nên một sức ỳ rất lớn, không dễ gì vượt qua.

- SV thiếu mục tiêu học tập ngoại ngữ rõ ràng

Mô ̣t số SV chấp nhận học tại Trường là do không đủ điểm đỗ đại học . Họ học ở

Trường nhưng vẫn chờ đợi chuyển sang trường ĐH khác khi có cơ hội hoặc lo đi học luyê ̣n thi để sang năm la ̣i . Mô ̣t số SV khác không xác đi ̣nh rõ mu ̣ c tiêu ho ̣c tâ ̣p , họ học không phải để "lập thân, lập nghiệp" mà để khỏi phải ở nhà, học vì "sĩ diện", "vì bố, mẹ". Một số khác thì do trước đây được học tiếng Anh, giờ lại bị xếp vào lớp tiếng Trung hoặc tiếng Pháp nên nảy sinh tư tưởng học đối phó,... Có 52,5% GV, 55% SV và 45% CBQL xếp yếu tố SV thiếu mu ̣c tiêu ho ̣c tâ ̣p rõ ràng ở mức Cản trở và sự cản trở của yếu tố này

đươ ̣c xếp bậc 4/10 trong nhóm và xếp bậc 7/42 trong cột xếp bậc chung.

- SV ngại tham gia các hoạt động học tập do GV tổ chức vì không muốn bị coi là “chơi trội”

61

Để đổi mới PPDH, bên ca ̣nh những thay đổi của GV nhất thiết cần có sự tích cực hoạt động của SV trong mỗi giờ học , đặc biệt đối với giờ học ngoại ngữ . Thực tế, nhiều SV có cảm giác không tích cực, không tự tin khi trả lời các câu hỏi của GV hoă ̣c phải đợi GV nhắc nhở nhiều lần mới tham gia thảo luâ ̣n nhóm, đóng vai .... Sự tự ti này là hậu quả của việc SV chưa chuẩn bi ̣ bài tốt , kiến thức không vững và thói quen học thụ động . SV không có kỹ năng thực hành giao tiếp. Mô ̣t số khác la ̣i cảm thấy "ngượng" khi giơ tay phát biểu nhiều trong giờ học vì sợ các bạn dèm pha là "chơi trô ̣i"... Sự cản trở của tâm lý sự e nga ̣i này được xế p ở bậc 6/10 trong nhóm (tương ứng 2,93 điểm) và xếp bậc 13/42

trong cột xếp bậc chung.

- SV ngại tiếp xúc với ngƣời nƣớc ngoài (2,89 điểm)

Các ý kiến tập trung vào mức Cản trở, chênh lệch tỷ lệ giữa các đối tượng không nhiều. Trong toàn nhóm các yếu tố cản trở liên quan đến SV , yếu tố này được xếp bậc 7/10 và xếp bậc 15/42 trong cột xếp bậc chung. Có thể thấy, SV ngại tiếp xúc với người

nước ngoài cũng là một trong những rào cản để đổi mới PPDHNN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi lẽ, học ngoại ngữ chính là học để rèn luyện kỹ năng thực hành giao tiếp là chủ yếu.

- SV lo ngại sự khác biệt giữa cách dạy học ngoại ngữ theo đƣờng hƣớng thực hành giao tiếp nhƣng cách thi cử chủ yếu là thi viết tái hiện kiến thức

Trong các yếu tố cả n trở quá trình đổi mới PPDHNN , tâm lý e nga ̣i của SV về sự khác biệt giữa cách học "tích cực" và cách thi cử thiên về "tái hiện kiến thức " có điểm là 2,87 và đươ ̣c xếp ở bậc 8/10 và xếp bậc 16/42 trong cột xếp bậc chung. Trong đề kiểm tra, đề thi ngoại ngữ hiện nay, các câu hỏi đã phần nào tránh được lối thiên về tái hiện tri thức. Song các câu hỏi mang tính "tự luận", "đánh giá" hoặc "vận dụng" vẫn nhưng còn ít. Biểu điểm chấm bài thi vẫn gói gọn trong những ki ến thức đã được GV trình bày trước lớp, chưa có điểm dành cho các nội dung tự học hay các quan điểm riêng của SV . Cách kiểm tra đánh giá này chỉ tạo thuận lợi cho những SV đã chăm chỉ ghi chép bài giảng đầy đủ.

- SV ngại phải chuẩn bị bài và tự học nhiều hơn

Trong số các rào cản liên quan đến SV, yếu tố đang này được xếp ở bậc 9/10 (2,85 điểm) và xếp bậc 17/42 trong cột xếp bậc chung. Phần lớn SV cho rằng chất lượng chuẩn

bị bài trước khi đến lớp của họ chỉ ở mức TB. Với sự chuẩn bị đó , SV khó tham gia tốt vào bài giảng, đặc biệt đối với môn ngoại ngữ chuyên ngành đòi hỏi SV phải chuẩn bị tốt bài học. Một bộ phận SV vốn không có thói quen học bài ở nhà thì viê ̣c phải đo ̣c thêm

62

nhiều tài liê ̣u, nhất là tài liệu bằng tiếng nước ngoài, phải thu thập thêm các thông tin , số liê ̣u liên quan đến bài sắp ho ̣c và phải tự ho ̣c nhiều hơn đã khiến ho ̣ cảm thấy phiền toái và không còn hứng thú với sự đổi mới nữa ... Ngoài ra, viê ̣c SV không đ ược GV thông báo trước chủ đề của bài mới , không đươ ̣c hướng dẫn công việc chuẩn bi ̣, tên tài liệu cần đo ̣c,…cũng góp phần ha ̣n chế hiê ̣u quả chuẩn bi ̣ bài của SV.

2.3.2.2. Trình độ và kỹ năng

- Trình độ đầu vào của SV thấp và không đồng đều

Có thể nói, trình độ của SV nói chung và trình độ ngoại ngữ nói riêng của SV trường CĐDLHN có mặt bằng thấp hơn mă ̣t bằng của S V các trường ĐH - CĐ khác. Chính điều này đã gây không ít băn khoăn trong các GV khi nhiều người cho rằng trì nh đô ̣ của SV còn thấp , không đồng đều nên chưa thực sự thuâ ̣ n lợi cho viê ̣c đổi mới PPDHNN. Vì thế, 42,5% ý kiến GV cho rằng trình đô ̣ của SV còn nhiều ha ̣n chế và không đồng đều sẽ Rất cản trở đến quá trình đổi mới PPDHNN. Các ý kiến chủ yếu tập trung vào mức Cản trở. Với 3,03 điểm, yếu tố này đươ ̣c xếp bậc 3/10 trong toàn nhóm và

xếp bậc 5/42 trong cột xếp bậc chung.

- SV bị hạn chế về các kỹ năng mềm nhƣ: kỹ năng tự học, thảo luận, làm việc nhóm, trình bày vấn đề và bảo vệ quan điểm cá nhân trƣớc tập thể của SV

Trong nhóm , yếu tố này đươ ̣c xếp bậc 5/10 và xếp bậc 9/42 trong cột xếp bậc chung với điểm số khá cao (2,98 điểm). Nhìn vào Phụ lục 5, chủ yếu các ý kiến đều tâ ̣p trung đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố này ở mức Cản trở đổi mới PPDHNN. Chính bản

thân SV cũng đã ý thức được điều này khi 55% trong số ho ̣ tự nhâ ̣n thấy yếu tố này có

Cản trở và GV có tỷ lệ đánh giá yếu tố này Cản trở cao nhất là 62,5% vì nó ảnh hưởng

trực tiếp đến kết quả giờ lên lớp của họ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 65)