- Cơ chế quản lý chƣơng trình đào tạo còn bất cập là một yếu tố cản trở được
3.1.1. Các cơ sở xây dựng biện pháp quản lý
3.1.1.1. Cơ sở khoa học
Đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDHNN nói riêng là một quá trình thay đổi đòi hỏi có sự tác đô ̣ng đồng bô ̣ vào các yếu tố đã chi phối nó và cần có sự phối hơ ̣p chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường . Vì thế, các biện pháp quản lý kịp thời , đúng đắn sẽ góp phần hạn chế tối đa tác động tiêu cực của các yếu tố cản trở , tạo cơ sở thực hiê ̣n hiê ̣u quả quá trình đổi mới PPDHNN hướng tới nâng cao chất lượng đào ta ̣o ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực của ngành du lịch nói riêng và xã hội nói chung.
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Căn cứ Điều 40 Luật Giáo dục (2005): "Phương pháp đào tạo trình độ CĐ ,
trình độ ĐH phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập , năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" .
- Căn cứ Điều 26 Luật Dạy nghề (2006): "Phương pháp dạy nghề trình độ CĐ
phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm".
- Căn cứ Chiến lƣợc phát triển GD & ĐT Việt Nam 2009 - 2020: Trong phần
" Giáo dục ĐH, CĐ" của Chiến lược đã nêu rõ " SV sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số SV tốt nghiệp ĐH có trình độ ngang bằng với SV tốt nghiệp loại giỏi ở các trường ĐH hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số SV tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu
74
của công việc. Đồng thời, với việc nâng cao chất lượng toàn diện SV đại trà, mở rộng diện đào tạo , bồi dưỡng SV tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh về nhân lực. - Căn cứ Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010: Để đạt được các mục tiêu "phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn", "phấn đấu sau
năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực", Chiến lược đã xác đi ̣nh nhiều biê ̣n pháp cu ̣ thể . Về vấn đ ề phát triển nguồn nhân lực du li ̣ch, Chiến lược nêu rõ:
+ Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.
+ Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Căn cứ định hƣớng phát triển của Trƣờng CĐDLHN 2009 - 2020: Mục tiêu của Trường trong giai đoạn này là "Nhà trường khẳng định được thương hiệu chuẩn đào
tạo SV thành thạo nghiệp vụ và giỏi ngoại ngữ".
- Căn cứ kết quả khả o sát thực trạng đổi mới PPD HNN và các yếu tố cản trở quá trình đổi mới PPDHNN tại Trƣờng CĐDLHN.