viết và trắc nghiệm mà không có sự kết hợp hài hòa giữa các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Đồng thời cũng chưa có sự thống nhất cao về nội dung cũng như cách thức tiến hành.
- Công tác ra đề kiểm tra, đề thi còn mang tính riêng lẻ vì do trình độ, khả năng của các GV không đồng đều và chưa có văn bản quy định cụ thể. Phần lớn GV giảng dạy lớp nào tự ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và chấm điểm cho lớp đó. Họ gần như không cho kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên theo quy định sau 15 tiết dạy mà để dồn bài kiểm tra đến cuối kỳ và khi sắp kết thúc học kỳ mới cho SV của mình kiểm tra dồn dập để cho đủ số đầu điểm. Làm như thế này, SV sẽ không được kiểm tra thường xuyên dẫn đến tình trạng lười học. Đề kiểm tra, đề thi vấn đáp là những chủ đề đã được chuẩn bị trước nên SV sẽ học tủ. Đề kiểm tra, đề thi viết chủ yếu là tái hiện lại những kiến thức trong sách đã tạo điều kiện xấu để một số SV lười học quay cóp chứ không tự giác học bài. Cách làm như vậy sẽ dẫn đến chất lượng dạy học ngoại ngữ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.4.2. Những biện pháp quản lý nhằm hạn chế các yếu tố cản trở thường gặp trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học - cao đẳng quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học - cao đẳng
36
1.4.2.1. Chủ thể và đối tượng chịu tác động của các biện pháp quản lý nhằm hạn chế các yếu tố cản trở thường gặp trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học - cao đẳng
Các rào cản đổi mới PPDHNN xuất phát từ các yếu tố liên quan đến các thành tố của quá trình dạy học như GV, SV, CBQL, mục tiêu, chương trình đào tạo, .... Để hạn chế chúng, cần tạo ra những tác động thích hợp tới từng nhóm yếu tố. Do ảnh hưởng của các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố này nên việc xác định chủ thể và đối tượng tác động của các biện pháp quản lý chỉ mang tính tương đối và cần phải linh hoạt. Trên cơ sở tính tương đối đã nêu trên, chủ thể và đối tượng của các biện pháp quản lý trong trường hợp này có thể được xác định như sau:
- Các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố cản trở liên quan đến GV có chủ thể là CBQL trường, khoa, bộ môn; đối tượng tiếp nhận tác động là GV.
- Các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố cản trở liên quan đến SV có chủ thể tác động là CBQL, GV; đối tượng tiếp nhận tác động là SV.
- Trong các biện pháp nhằm hạn chế những yếu tố cản trở liên quan đến các cấp quản lý thì các CBQL trường, khoa, bộ môn vừa là chủ thể vừa là đối tượng chịu tác động.
- Các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố cản trở liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có chủ thể là CBQL, GV, SV; đối tượng là các cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị dạy học.
- Các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố cản trở liên quan đến mục tiêu, chương trình đào tạo có chủ thể là CBQL, GV; đối tượng tác động là chương trình đào tạo.
- Các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố cản trở liên quan đến KT - ĐG có chủ thể là CBQL, GV; đối tượng tác động là SV.
1.4.2.2. Nội dung cơ bản của các biện pháp quản lý nhằm hạn chế các yếu tố cản trở thường gặp trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học - cao đẳng