Nhóm biện pháp đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 80)

- Cơ chế quản lý chƣơng trình đào tạo còn bất cập là một yếu tố cản trở được

3.2.1. Nhóm biện pháp đối với giáo viên

3.2.1.1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức cũng như tinh thần trách nhiệm của GV ngoại ngữ trong Trường về tầm quan tro ̣ng và ý nghĩa của đổi mới PPDHNN đối với sự phát triển của nhà trườ ng và những yêu cầu của đổi mới đang được đặt ra.

- Tăng cường bồi dưỡng cho GV ngoại ngữ các kiến thức lý luận về PPDHNN tích cực và kỹ năng vận dụng các PPDHNN tích cực này vào thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ tại Trường.

- Tăng cường khả năng khai thác các nguồn thông tin, tư liê ̣u đa da ̣ng, phong phú phục vụ mục đích dạy học ngoại ngữ và sử dụng tốt các phương tiệ n dạy học hiê ̣n đa ̣i nhằm nâng cao chất lượng da ̣y ho ̣c ngoại ngữ.

- Tạo môi tr ường tích cực , điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự sáng ta ̣o , chủ đô ̣ng của GV trong đổi mới PPDHNN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiê ̣n

* Nội dung các biện pháp

- Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của GV về đổi mới PPDHNN.

- Bồi dưỡng cho GV về lý luận và những kỹ năng liên quan đến các PPDHNN tích cực, đổi mới PPDHNN và quản lý sự thay đổi.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch - khách sạn cho GV bằng ngoại ngữ.

76

- Tăng cường cho GV kiến thức về CNTT và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại.

- Bồi dưỡng cho GV các kỹ năng sư phạm cơ bản.

- Tăng cường tổ chức , chỉ đạo thường xu yên các hoa ̣t đô ̣ng như kiểm tra công viê ̣c chuẩn bi ̣ lên lớp , dự giờ, họp chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDHNN và tổ chức hội giảng các cấp.

- Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động NCKH về chủ đề đổi mới PPDHNN.

- Ban hành quy chế hỗ trợ, khen thưởng đối với những GV có thành tích trong đổi mới PPDHNN và những GV mạnh dạn tự thử nghiệm các PPDHNN tích cực.

* Cách thức thực hiện các biện pháp

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của giáo viên về đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Đưa yêu cầu đổi mới PPD HNN vào văn bản chính thức của Trường cùng với các văn bản khác về đổi mới PPDH nói chung.

- Lập kế hoa ̣ch t hực hiê ̣n cu ̣ thể công tác đổi mới PPDHNN với những bước đi phù hợp trong điều kiê ̣n thực tiễn của Trường ở từng năm học. Những văn bản này cần quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của tất cả các thành viên tham gia.

- Lãnh đạo khoa có kế hoạch thường xuyên theo dõi việc triển khai các văn bản, quy định đã ban hành, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GV ngoại ngữ có ý thức thực hiện nghiêm túc các văn bản đó.

- Phát động sâu rộng phong trào đổi mới PPDHNN trong toàn Trường.

- Tiếp tu ̣c tổ chức các hô ̣i thảo khoa học về đổi mới PPD HNN chuyên sâu ở các cấp. Khuyến khích cán bô ̣, GV ngoại ngữ đăng ký làm đề tài khoa học.

Biê ̣n pháp 2: Bồi dƣỡng cho giáo viên về lý luận và những kỹ năng liên quan đến phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ tích cực, đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ và quản lý sự thay đổi

- Yêu cầu GV phải quán triệt và nắm vững những đi ̣nh hướng cơ bản của đổi mới PPDHNN trong điều kiê ̣n thực tế của Trường.

77

- Tổ chức các lớp học chuyên sâu về “ Lý luận PPDHNN tích cực” trên nền tảng của các lớp tập huấn về ngh iê ̣p vu ̣ sư pha ̣m và các lớp học về “PPDH ĐH - CĐ”, “PPDH tích cực” đã được nhà trường tổ chức trước đó.

- Tổ chức các buổi chuyên gia nói chuyện chuyên đề về các PPDHNN hiện đại và đổi mớ i PPDHNN để GV vận dụng chúng vào quá trình dạy học ngoại ngữ đạt hiệu quả tối đa.

- Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, chia sẻ và rút kinh nghiệm về việc vận dụng giải quyết trong từng tình huống, bài học cụ thể khi áp dụng những kiến thức về các PPDHNN tích cực và đổi mới PPDHNN tại khoa ngoại ngữ và các tổ bộ môn Anh, Trung, Pháp sau khi đã tham gia các lớp học chuyên đề.

- Tổ chức các buổi nói chuyện , trao đổi, chia sẻ và rút kinh nghiệm về lý luận quản lý sự thay đổi đã được vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ngoại ngữ sau khi đã được tham gia lớ p tâ ̣p huấn về quản lý sự thay đổi do nhà trường tổ chức.

- Tổ chức giao lưu, tham quan những cơ sở đào tạo cùng ngành đã đạt được thành công trong quản lý quá trình đổi mới PPDHNN.

Biê ̣n pháp 3: Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch - khách sạn cho giáo viên bằng ngoại ngữ

- Cử GV ngoại ngữ tham gia các khóa đào ta ̣o ngoa ̣i ngữ chuyên ngành du lịch - khách sạn từ các suất ho ̣c bổng và các nguồn tài trợ . Ví dụ, chọn và cử GV tham gia các chương trình bồi dưỡng ngoa ̣i ngữ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du li ̣ch tổ chức hàng năm; Cử GV Ngoa ̣i ngữ tham gia các lớp "Bồi dưỡng tiếng Anh cho GV ngoa ̣i ngữ các trường Du li ̣ch" do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Dự án Phát triển nguồn nhân lực du li ̣ch.

- Tăng cường các mối quan hệ hợp tác tìm kiếm các suất ho ̣c bổng để gửi GV đi đào ta ̣o ta ̣i nước ngoài. Đây là điều kiện tốt nhất để GV ngoại ngữ hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp của mình trước khi nói đến tăng cường các kỹ năng giao tiếp cho SV. Ví dụ như cử GV ngoại ngữ đi học nâng cao trình độ ngắn hạn hoặc dài hạn với học bổng 100% tại các nước như Anh, Pháp, Úc, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

- Tạo điều kiện tối đa cho GV tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong nước nếu không có điều kiện đi học tại nước ngoài.

78

- Mời GV thỉnh giảng là người bản ngữ đã từng làm việc trong lĩnh vực du lịch - khách sạn tại Việt Nam để GV ngoại ngữ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu, trao đổi và học hỏi những phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy của họ.

Biê ̣n pháp 4: Tăng cƣờng cho giáo viên kiến thức về công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại

- Giao Bô ̣ môn Toán - Tin phối hợp cùng Trung tâm ứng du ̣ng CNTT và phòng Tổ chức - Hành chính tổ chức các khóa ho ̣c sau:

+ Kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng ;

+ Kỹ năng khai thác, trao đổi thông tin trong ma ̣ng LAN và internet ;

+ Kỹ năng sử dụng phần mềm MS PowerPoint vào soạn bài giảng ;

+ Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

- Phối hơ ̣p các nhà cung cấp thiết bị, phần mềm để đào tạo GV sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong thực hành nghiệp vụ KS-DL bằng ngoại ngữ như phần mềm quản lý lễ tân khách sạn bằng ti ếng Anh, phần mềm quản lý cơ sở lữ hành bằng tiếng Trung , phần mềm chế biến món ăn bằng tiếng Pháp…

- Khuyến khích GV tự ho ̣c tập và rèn luyện nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT để luôn đáp ứng kịp với những đổi mới của nhà trường và của thời đại mới.

Biê ̣n pháp 5: Bồi dƣỡng cho giáo viên các kỹ năng sƣ phạm cơ bản

Mời chuyên gia tập huấn chuyên sâu về “kỹ năng sư phạm cơ bản” ở các lĩnh vực sau: + Xây dựng kế hoạch dạy học. Bao gồm: kỹ năng tìm hiểu đối tượng dạy học (kiến thức nền, hứng thú, động cơ, phong cách học,... ); kỹ năng xác định mục tiêu dạy học từ đó xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng dạy học;...

+ Kỹ năng thiết kế giáo án giảng dạy tích cực có sử dụng các công nghệ và công cụ hỗ trợ. + Kỹ năng KT - ĐG tiên tiến theo qui trình bao gồm các tiểu kỹ năng sau:

* Kỹ năng xác định mục tiêu dạy học không chỉ để định hướng cho hoạt động dạy học mà còn là phương tiện để xác định mức độ đánh giá.

* Kỹ năng xác định nội dung KT - ĐG và các bậc nhận thức ứng với các nội dung đó đáp ứng các mục tiêu khác nhau của các kỳ KT - ĐG theo tiến trình (kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi học kì).

79 * Kỹ năng viết và xử lý câu hỏi kiểm tra

* Kỹ năng chấm bài, trả bài, lấy ý kiến phản hồi của SV

* Kỹ năng lưu trữ kết quả KT - ĐG để theo dõi sự tiến bộ của SV

- Tổ chức các buổi nói chuyện , trao đổi, chia sẻ và rút kinh nghiệm về việc vận dụng giải quyết trong từng tình huống, bài học cụ thể khi vận dụng những kỹ năng sư phạm cơ bản tại khoa ngoại ngữ và các tổ b ộ môn Anh, Trung, Pháp sau khi đã tham gia các lớp học chuyên đề.

Biê ̣n pháp 6: Tăng cƣờng tổ chƣ́c , chỉ đạo thƣờng xuyên các hoạt động nhƣ quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bi ̣ lên lớp , dự giờ, họp chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ và tổ chức hội giảng các cấp

- Phòng Đào tạo yêu cầu tổ chuyên môn thống nhất mẫu giáo án riêng phù hợp với đặc thù của môn ngoại ngữ.

- Chỉ đạo các tổ bộ môn cần thảo luận cách soạn giáo án mẫu theo hướng đổi mới, chuyển tro ̣ng tâm từ thiết kế các hoa ̣t đô ̣ng của người da ̣y sang hoa ̣t đô ̣ng của người học tránh kiểu soạn giáo án theo kiểu đối phó, hình thức.

- Phòng kiểm định chất lượng và Ban Thanh tra của nhà trường sẽ kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ giáo án của GV và lấy kết quả KT - ĐG năng lực của GV và bình xét thi đua.

- Bô ̣ môn cần phân công GV lần lươ ̣t da ̣y thử các bài đã soa ̣n để các GV khác cùng dự giờ . Sau khi dự giờ và trong các cuô ̣c ho ̣p chuyên môn , khuyến khích GV cùng cởi mở trao đổi, rút kinh nghiê ̣m trên cơ sở so sánh bài đã có dự giờ với các bài da ̣y trước để tìm ra những ưu điểm và hạn chế.

- Tổ chức cho GV tham quan, học tập các trường khác có thành tích tốt trong đổi mới PPDHNN hoă ̣c tổ chức các cuô ̣c giao l ưu với những cơ sở đào ta ̣o trong ngành du lịch để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

- Dựa trên cơ sở kế hoa ̣ch chuyên môn của Trường , khoa và các tổ bộ môn, GV cần tiến hành lâ ̣p kế hoa ̣ch tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng thực hành đổi mới PPDHNN mô ̣t cách thường xuyên, chi tiết và cu ̣ thể cho từng giai đoa ̣n như tuần, tháng, học kỳ, năm ho ̣c theo đặc điểm riêng của môn học, ngành học.

- Trong các cuô ̣c ho ̣p chuyên môn của khoa, tổ bộ môn cần đưa ra cá c nô ̣i dung của đổi mới PPDHNN để các GV cùng bàn để thống nhất về quan điểm , xác định tính

80

khả thi, cùng phát hiện những vướng mắc nảy sinh trong điều kiện thực tế của Khoa, của Trường và quan tro ̣ng hơn là đề xuất các biê ̣n pháp khắc phu ̣c.

- Lập kế hoạch các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kì nhằm thực hiện tôt nề nếp dạy học.

- Mỗi ho ̣c kỳ tổ chức Hô ̣i giảng cấp Trường mô ̣t lần . Dựa theo kế hoa ̣ch đó khoa sẽ tổ chức hô ̣i giảng ở cấp của mình cho phù hợp . Trong mỗi kỳ hô ̣i giảng, Trường cần xác định rõ mục tiêu , chủ đề và các tiêu chí đánh giá theo tinh thần đổi mới PPDHNN. Bên ca ̣nh khen thưởng vâ ̣t chất xứng đáng đối với các GV đa ̣t thành tích cao cần xác đi ̣nh rõ việc tham gia hội giảng cũng là mô ̣t tiêu chí đánh giá hoàn thành công viê ̣c của GV.

- Khuyến khích 100% GV tham gia hô ̣i giảng , không kể đó là GV có thâm niên công tác ít hay nhiều.

- Sau mỗi kỳ hô ̣i giảng Trường cần có tổng kết chi tiết, đă ̣c biê ̣t chú ý nêu bâ ̣t đến những vấn đề liên quan PPD HNN mà GV đã thành công , những điểm còn cần rút kinh nghiê ̣m ở từng bài da ̣y . Trường cần chỉ đa ̣o phòng Đào ta ̣o đúc kết , lựa chọn những đ ổi mới, những PPDHNN tích cực có thể áp dụng ngay t rong ho ̣c kỳ đó hoă ̣c ho ̣c kỳ sau để đưa vào kế hoa ̣ch thực hiê ̣n.

Biê ̣n pháp 7: Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học về chủ

đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ

- Bên ca ̣nh viê ̣c giảng da ̣y , công tác NCKH là mô ̣t công viê ̣c lớ n của các GV ở các trường ĐH - CĐ. Thông qua Hô ̣i đồng khoa ho ̣c Trường và khoa , khuyến khích GV đăng ký đề tài NCKH về đổi mới PPD H nói chung và đổi mới PPDHNN nói riêng. Phấn đấu mỗi năm, mỗi GV có mô ̣t công trình nghiên cứu với các cấp đô ̣ khác nhau. Các đề tài này cần xuất phát từ chính công việc thường xuyên của GV , từ thực tiễn của bô ̣ môn ho ̣ đang giảng da ̣y và hướng tới áp du ̣ng ngay trong viê ̣c giảng da ̣y hàng ngày của chính các GV đó.

- Tạo điều kiê ̣n về thời gian (giảm giờ dạy hoặc sắp xếp lịch dạy phù hợp), nguồn tài liệu (thư viê ̣n, chia sẻ giữa các GV, các nhà QL), phương tiê ̣n (máy tính, internet, máy chiếu, thiết bi ̣ thực hành , …) và tài chính (kinh phí triể n khai, kinh phí thử nghiê ̣m , …) cho GV trong quá trình ho ̣ thực hiê ̣n đề tài nghiên cứu đã đang ký hoă ̣c triển khai các ý tưởng cải tiến.

81

Biê ̣n pháp 8: Ban hành quy chế hỗ trợ, khen thƣởng đối với những giáo viên

có thành tích trong đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ và những giáo viên mạnh dạn tự thử nghiệm các phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ hiện đại

- Chỉ đạo phòng Tổ chức cán bộ phối hơ ̣p với Ban tư vấn chế đô ̣ chính sách của Trường nghiên cứu và ban hành chế đô ̣ hỗ trợ GV tham gia đổi mới PPD HNN dựa trên các chế độ , chính sách của Nhà nước và Bộ GD &ĐT và đặc thù hoạt động của Trường . Sự hỗ trơ ̣ này được thể hiê ̣n cu ̣ thể ở các mă ̣t : giảm giờ chuẩn, trừ thời gian ứng du ̣ng đổi mới PPDH vào thời gian NCKH hàng năm đã quy đi ̣nh đối với GV , tạo điều kiện và hỗ trơ ̣ 100% kinh phí cho các GV này tham gia các hô ̣i thảo , hội nghi ̣, khóa tập huấn về PPDHNN hoặc tham quan các cơ sở đã có thành tích tốt trong đổi mới PPDHNN.

- Khen thưở ng xứng đáng những GV đã có sáng kiến cải tiến PPD HNN cả về vâ ̣t chất và tinh thần như khen thưởng trước tâ ̣p thể khoa , trong các ngày lễ của Trường, sẵn sàng đề nghi ̣ cấp trên tăng lương hoă ̣c bổ nhiệm các GV đó vào các vị trí thuận lợi cho viê ̣c ho ̣ tiếp tu ̣c nghiên cứu về đ ổi mới PPDH. Đặc biệt tạo điều kiện cho những GV đề xuất được các cải tiến và thử nghiệm ngay vào công việc giảng dạy hàng ngày .

- Thường xuyên quan tâm , kịp thời đô ̣ng viên GV chưa thành công trong quá trình đổi mới thông qua việc chủ động gặp gỡ động viên , chia sẻ kinh nghiê ̣m , cùng bàn bạc tìm giải pháp khắc phục khó khăn, … và sẵn sàng hâ ̣u thuẫn ho ̣ tiếp tu ̣c con đường đổi mới.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm hạn chế những yếu tố cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)