Thiết kế phiếu khảo sát và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 32)

Trên cơ sở nhận định rằng nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường đã đạt được ở mức nhất định do các kênh truyền thông và các chiến dịch truyền thông đã thực hiện trong nhiều năm qua tại TPHCM nên phiếu khảo sát được thiết kế với lượng thông tin tương đối nhiều và chủ đề môi trường khá rộng. Phiếu khảo sát gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi mở, cụ thể như sau:

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxxii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxxii

2. Thế nào là ô nhiễm môi trường? 3. Nước uống thế nào là sạch? 4. Ô nhiễm nước là gì?

5. Tại sao không khí bị ô nhiễm?

6. Rác thải có phải là nguồn gây ô nhiễm không?

7. Ông/bà có biết Việt Nam có Luật Bảo vệ môi trường?

8. Hoạt động sống của con người có gây tác hại gì đến môi trường không? 9. Gia tăng dân số có gây tác hại đến môi trường không?

10. Nếu có, tác hại đó có phải là? 10. Bảo vệ môi trường là việc của ai? 11. Các hành vi nghiêm cấm?

12. Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây xanh, hoa lá? 13. Phụ nữ có vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường? 14. Truyền thông môi trường là gì?

15. Các hình thức truyền thông môi trường?

16. Ông/bà có biết các chương trình tuyên truyền về BVMT ở Tp.HCM?

17. Theo Ông/bà hoạt động bảo vệ môi trường nào được nhắc đến thường xuyên? 18. Theo Ông/bà, các chương trình truyền thông về BVMT có cần thiết không? 19. Theo Ông/bà, làm thế nào để người dân tự nguyện tham gia BVMT

20. Ý kiến của Ông/bà về các vấn đề khác

Mẫu phiếu khảo sát thông tin để đánh giá mức độ nhận thức môi trường của người dân được trình bày tại Phụ lục 2. Có 03 chủ đề chính được khảo sát để đánh giá bao gồm:

- Hiểu biết chung của người dân về môi trường và các thành phần môi trường sống xung quanh.

- Nhận thức của người dân về các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, các tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

- Hiểu biết của người dân về khái niệm về truyền thông môi trường và về các hoạt động truyền thông môi trường hiện nay.

Các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế đơn giản, với các đáp án ngắn gọn và nhiều phương án lựa chọn. Mỗi phương án lựa chọn là một ý đúng trong đáp án đầy đủ của câu hỏi. Người trả lời tùy theo nhận thức của mình có thể chọn 1 hay nhiều phương án cùng một lúc.

Các câu hỏi mở (ý thức bảo vệ môi trường của người dân có thể có được hoặc được nâng cao thông qua các chương trình truyền thông, tuyên truyền hay không?; làm thế nào để người dân đồng ý (tự nguyện) tham gia vào các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT?) được bổ sung trong phiếu điều tra nhằm tìm hiểu sáng kiến của người dân trong việc thực hiện các chương trình truyền thông môi trường như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxxiii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxxiii

Phương pháp đánh giá: Mỗi câu hỏi khảo sát (trắc nghiệm) được cho điểm 1, 2, 3 tùy theo mức độ nhận thức rộng hay hẹp của người trả lời. Đánh giá chung về nhận thức môi trường của từng người (được phỏng vấn) dựa trên tổng số điểm của 18 câu hỏi trắc nghiệm theo ba mức khác nhau như sau:

Mức 1: Nhận thức đầy đủ với tổng số điểm từ 40-54 Mức 2: Nhận thức tương đối tốt với số điểm từ 32-39 Mức 3: Nhận thức ở mức khái quát với số điểm từ 18- 31

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)