- Số SV/HS có ý thức sẵn sàng tình nguyện tham gia công tác TTMT khá đông đ ảo với tiềm năng có thể kỳ vọng là khoảng 60% của tổng số HS/SV hiệ n có trên đ ị a bàn
2 Khu dân cư ven
5.5.2 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu phương thức truyền thông mớ
5.5.2.1 Kết quả hoạt động truyền thông
Kết quả đạt được qua chương trình trình diễn được tổng kết lại như sau:
- Bước đầu Đội TNMT đã tạo ra được một bộ sản phẩm truyền thông của riêng mình khá phong phú và đa dạng. Các sản phẩm bao gồm: Các băng rôn, áp phích chuyển tải thông điệp truyền thông môi trường; Chương trình ca nhạc các bài hát liên quan đến công tác giáo dục và truyền thông môi trường; chương trình tạp kỹ, các tiểu phẩm tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh đô thị; chương trình thi tìm hiểu kiến thức và cách xử thế thân thiện môi trường
- Đội tình nguyện đã tiến hành giới thiệu các sản phẩm truyền thông thông qua 03 chương trình thí điểm và 01 buổi trình diễn tại 04 khu vực khác nhau của quận Bình Thành.
- Tạo được mối quan hệ phối hợp-hỗ trợ tốt với chính quyền địa phương và lực lượng thanh niên tại địa bàn. Đội tình nguyện vì môi trường của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã cùng với lực lượng thanh niên phường tổ chức dọn dẹp về sinh tại khu vực đường liên phường, phường 19, quận BìnhThạnh.
- Qua quá trình thực hiện các hoạt động truyền thông của đội tình nguyện vì môi trường một số phát hiện quan trọng được tổng kết như sau: Người dân địa phương chấp nhận và tham gia nhiệt tình thể hiện ở sự có mặt đông đảo, chăm chú theo dõi, tham gia tích cực vào tiết mục do chương trình đề ra; Thành phần người dân tham gia đa dạng và ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
- Đội tình nguyện vì môi trường của Trường Tôn Đức Thắng còn tiếp tục tham gia (sử dụng bộ sản phẩm của mình) một số chương trình truyền thông do Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố đề nghị.
Chỉ với khoảng thời gian không dài kể từ khi thành lập, tập huấn và tiến hành một số chương trình truyền thông nhưng hoạt động của đội tình nguyện đã thu được kết quả đáng kể và vận hành một cách trôi chảy. Điều này có thể khẳng định phương thức tổ chức thuyền thông môi trường này dễ thực hiện, hứa hẹn đạt hiệu quả tốt và có khả năng nhân rộng trong các trường đại học khác.
5.5.2.2 Những điểm mới của đề tài
Tính mới của đề tài thể hiện cả trong cách tiếp cận và trong cách thức hoạt động của “Đội tình nguyện vì môi trường” được đề tài thành lập tại trường Đại học Tôn Đức Thắng. Hai điểm mới của đề tài được trình bày cụ thể dưới đây:
______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xcvii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xcvii
1. Điểm mới thứ nhất là cách tiếp cận nghiên cứu “đồng tham gia” của nhóm nghiên cứu đề tài và đối tượng nghiên cứu (là sinh viên). Với mục tiêu trung tâm là “tăng
cường truyền thông môi trường cho cộng đồng dựa vào lực lượng sinh viên” đề tài đã huy động đông đảo sinh viên tham gia vào quá trình thực hiện. Một nhóm nghiên cứu - sinh viên được tổ chức tại Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động trường Đại học Tôn Đức Thắng. Nhiệm vụ chính được giao là khảo sát mức độ nhận thức môi trường của cộng đồng. Phiếu điều tra được soạn thảo, những sinh viên tham gia được hướng dẫn các kỹ năng tiếp xúc và phỏng vấn đối tượng cần điều tra. Những đợt phỏng vấn thăm dò được thực hiện. Sau đó sinh viên sẽ thảo luận, đưa ra các vấn đề khúc mắc, những điểm chưa hợp lý đối với phiếu điều tra. Nhóm thực hiện đề tài cùng thảo luận với sinh viên chỉnh sửa phiếu, rút kinh nghiệm và tiến hành đợi khảo sát điều tra chính thức. Nhóm nghiên cứu - sinh viên này cũng có nhiệm vụ cùng với các thành viên của đề tài thống kê, xử lý kết quả phiếu điều tra. Một số thành viên của Đội TNMT sau này được tuyển chọn từ những sinh viên đã được huy động tham gia điều tra khảo sát. Một điểm đáng lưu ý là các sinh viên được đề nghị tham gia đều đồng ý và hoạt động tích cực, nhiều sinh viên có những ý kiến đóng góp rất giá trị cho đề tài.
2. Tính mới thứ hai là cách tổ chức hoạt động truyền thông do đề tài thực hiện. Bàn chất của phương thức mới là: Chủ đề tuyền thông và các sản phẩm truyền thông là do “Đội Tình nguyện vì môi trường” tự xây dựng, thiết kế và sản xuất. Trong quá trình tập huấn về “truyền thông môi trường“ khi học về kỹ năng “xác định nhanh các vấn đề môi trường trong cộng đồng” thành viên của đội TNMT được tiếp xúc tìm hiểu thực tế tại địa bàn dân cư (trong phần thực hành của khóa tập huấn). Các nội dung khảo sát thực tế bao gồm:
+ Xác định các vấn đề môi trường tại địa bàn khảo sát.
+ Tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng, tâm tư của người dân tại địa phương về các vấn đề môi trường bức xúc.
Các chủ đề môi trường được hình thành trên cơ sở thực tế này. Do vậy “chủ đề môi trường” không mang tính chung như các chiến dịch truyền thông đại chúng mà gắn kết với những vấn đề môi trường bức xúc-thiết thực với cộng động người dân tại khu vực khảo sát. Cách làm này tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động truyền thông, chủ đề truyền thông là những vấn đề cụ thể tại địa phương, do người dân địa phương cùng đề đạt. Các sản phẩm truyền thông được tiến hành thử nghiệm với sự tham gia của người dân tại địa bàn đã khảo sát và sau đó được hoàn thiện qua những trải nghiệm thực tế và có sự đóng góp ý kiến của người dân.
Hoạt động truyền thông theo phương thức này đòi hỏi truyền thông viên phải nắm chắc từng địa bàn được giao. Ngoài ưu điểm là truyền thông viên hiểu rõ được các vấn đề môi trường địa phương, còn tạo mối quan hệ thân quen, hiểu biết, tương trợ giữa các thành viên truyền thông và người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động truyền thông. Các thông điệp được đưa ra vì thế sẽ thực tế hơn và được người dân tiếp thu dễ dàng hơn. Ngoài ra về tâm lý người dân dễ thông cảm và gần gũi
______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xcviii Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xcviii hơn với lứa tuổi sinh viên. Những điểm trên là những ưu điểm vượt trội so với cách thức truyền thông thông thường từ trước đến nay.