Dự án VIE/93/030 được UNDP tài trợ, là dự án “đột phá” của chương trình nâng cao nhận thức môi trường do đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện với sự điều hành và hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường. Mục tiêu của dự án bao gổm: (i) Xây dựng một năng lực mới về lập kế hoạch thiết kế, giám sát và đánh giá chương trình nâng cao nhận thức về môi trường; (ii) Củng cố năng lực quốc gia về truyền thông các vấn đề môi trường và nhu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường. Đây có thể coi là một dự án đầu tiên về giáo dục truyền thông, được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất trên diện rộng. Qua 4 năm thực hiện, dự án đã thu được kết quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong lĩnh vực tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức môi trường. Một chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường đã được tiến hành trên toàn quốc. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra là:
- Chiến dịch trên đã dựa trên nguyên tắc huy động cộng đồng cùng tham gia vào các bước của một kế hoạch truyền thông môi trường. Cách tiếp cận một chương trình có sự tham gia cộng đồng là bài học tốt cho các chương trình tương lai.
- Việc phối hợp các phương tiện truyền thông một cách đúng đắn sẽ cho tỷ lệ nhớ thông điệp rất cao ở đối tượng truyền thông, thí dụở khu vực nông thôn thì áp phích, tờ bướm và đài phát thanh đến được đối tượng nhiều hơn; ở thành thị thì truyền hình, panô hữu hiệu hơn.
______________________________________________________________________________________ Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxvi Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng xxvi
- Các thông điệp ngắn gọn, chính xác, tích cực và thách thức có tỷ lệ xâm nhập cao vào cộng đồng. Mức độ truyền thông điệp cũng phải gia tăng thường xuyên trong ngày và kéo dài tối thiểu 3 tháng.
- Hệ thống trường học là một tổ chức quan trọng để tiếp cận một nhóm đối tượng rộng lớn một cách có hiệu quả.